Biến đổi khí hậu khiến các loài côn trùng trở nên hung hăng hơn gấp hàng nghìn lần
TP.HCM: Ba tuyến đường Đồng Khởi, Lê Lợi, Nguyễn Huệ giá đất trên 1 tỷ đồng/m2? / Bộ GD&ĐT báo cáo Quốc hội 6 nhóm vấn đề
Hình minh họa
Đây chính là kết quả nghiên cứu của 3 trường đại học Mỹ là ĐH Washington, ĐH Vermont và ĐH Colorado. Theo đó, nhiệt độ Trái đất ngày càng nóng lên khiến các loài côn trùng cũng gia tăng sự phá hoại lên mùa màng, đe dọa các loại cây lương thực chính như lúa mì, ngô, gạo.Cụ thể, sản lượng ngô, gạo và lúa mì giảm 10-25% nếu Trái đất ấm lên mỗi 1 độ C. Nếu Trái đất ấm lên 2 độ C so với giai đoạn 1971-2000, hoạt động mạnh của côn trùng khiến mùa màng tổn thất tới 46%.
Theo kết quả nghiên cứu thì đến năm 2050, toàn bộ châu Âu sẽ tổn thất gần 16 triệu tấn lúa mì, ngô và gạo mỗi năm. Trong đó, mức thiệt hại nông sản của một số quốc gia châu Âu như Anh, Đan Mạch, Thụy Điển, Ireland… sẽ tăng lên ít nhất 75% so với hiện nay.
Sản lượng ngô ở Mỹ sẽ bị thiệt hại lên tới 40% (khoảng 20 triệu tấn/năm). Trung Quốc cũng nằm trong thảm kịch này, có thể tổn thất gần 27 triệu tấn gạo do côn trùng tàn phá.
Ba loại cây lương thực trên là nguồn sống chính của 4 tỷ người trên thế giới, tương đương 42% lượng calo con người hấp thụ toàn cầu.
Để dễ hình dung hơn, nhà nghiên cứu Curtis Deutsch so sánh: “Côn trùng hiện đang tiêu thụ 1/12 ổ bánh mì (trước khi nó được tạo ra). Cho đến cuối thế kỷ này, nếu Trái đất tiếp tục ấm lên, cứ 12 ổ bánh mì được tạo ra thì côn trùng hấp thụ ở mức hơn 2”.
Điều này cho thấy tình trạng khan hiếm các loại lương thực xảy ra nghiêm trọng, chắc chắn sẽ đe dọa đến an ninh lương thực của toàn cầu, nhất là khu vực nghèo đói như châu Phi, Mỹ Latin…
Lý do nào khiến các loài côn trùng lại trở nên hung hăng đến thế?
Các nhà khoa học bỏ ra hàng nghìn giờ liền quan sát quá trình trao đổi chất, tốc độ tăng trưởng khi nhiệt độ thay đổi của hơn 30 loài côn trùng khác nhau. Kết quả cho thấy,sự nóng lên của Trái đất đã thúc đẩy mạnh mẽ quá trình trao đổi chất ở các loài côn trùng, sâu bọ. Chúng phát triển nhanh hơn, mau đói và ăn nhiều hơn. Không những vậy, nhiệt độ khí hậu còn ảnh hưởng đến tốc độ sinh sản của côn trùng cả 2 phương diện tích cực lẫn tiêu cực.
Nhưng hiện tượng này chỉ thực sự đe dọa đến các vùng ôn đới vốn có khí hậu lạnh giá. Ở vùng nhiệt đới, nhiệt độ tăng cao có thể kìm hãm sự phát triển của côn trùng.
Trước tình trạng nguy cấp trên, các nhà khoa học đang cố gắng thực hiện các biện pháp khác nhau để bảo vệ các loài cây trồng trước sự tàn phá của côn trùng, cũng như sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Con non bị sư tử tấn công, trâu rừng kéo theo '500 anh em' tới giải cứu và cái kết
CLIP: Kinh hoàng trước cảnh người huấn luyện bị đàn sói tấn công dữ dội
Trong Tây Du Ký, tại sao yêu quái dám ăn Đường Tăng để trường sinh bất tử mà không dám trộm quả nhân sâm của Chân Nguyên Đại Tiên?
CLIP: Chó đóng vai người hòa giải, 'tung chiêu' ngăn hổ và sư tử cắn nhau nhưng cái kết mới gây chú ý
Thời xưa có nạn đói phải ăn rễ cỏ, nhai vỏ cây, nhưng tôm cá dưới sông đầy tại sao không ăn?
Người đàn ông nhặt được hòn đá 'mọc tóc' trắng, sau khi các chuyên gia giám định xong liền gọi cảnh sát phong tỏa cả ngôi làng