Biệt đội nữ chống tội phạm săn trộm ở châu Phi
Rắn độc dài nhất châu Phi ác chiến kinh hoàng trên sân golf / Khám phá nóc nhà châu Phi
Mẹ đơn thân cứu hộ động vật hoang dã ở Zimbabwe
Đối với một bà mẹ đơn thân sống ở Zimbabwe, triển vọng công việc bị hạn chế. Nhưng một sáng kiến phát triển cộng đồng mới đang đào tạo họ trở thành một phần quan trọng của chiến tuyến chống săn trộm đồng thời hướng vào mục đích truyền sự tự tin cho phụ nữ.
“Nữ Hướng đạo cộng đồng” là một đội quân nữ bảo vệ động vật hoang dã, được đào tạo bởi tổ chức từ thiện “National Park Rescue” (Cứu hộ Công viên Quốc gia) của Anh và được hỗ trợ bởi “Space for Giants” (Không gian cho Động vật khổng lồ) - tổ chức Kenya cung cấp thiết bị và trả lương cho phụ nữ - nhiều hơn mức lương đủ sống.
Team Lioness là một đội gồm 8 phụ nữ được chọn lọc từ cộng đồng Maasai. |
Sithabile Munenge, 33 tuổi, cho biết: “Chương trình này đã thay đổi cuộc đời tôi. Thông thường đàn ông là ưu tiên hàng đầu được tuyển dụng bởi các công ty. Nhưng bây giờ tôi có sự tôn trọng từ cộng đồng của mình và có thể xây dựng tương lai cho con mình”. Trước khi trở thành một trinh sát cộng đồng, Munenge bán cà chua trên lề đường bụi bặm để kiếm tiền chăm sóc 2 đứa con, 9 và 2 tuổi. Nhưng số tiền kiếm được không đủ để chăm sóc con cái.
Zimbabwe có một số khu bảo tồn lớn nhất châu Phi, nơi sinh sống của quần thể voi, trâu, impala (linh dương châu Phi) và linh dương đầu bò. Mối đe dọa từ nạn săn trộm hiện là rất lớn, đặc biệt là trong Công viên Quốc gia Chizarira (nơi hoạt động của Nữ Hướng đạo cộng đồng) - một vùng hoang dã hẻo lánh đã mất hơn 3.000 con voi trong giai đoạn 2006-2016.
Với diện tích dưới 2.000km vuông, thung lũng gồ ghề và những ngọn núi cao vút khiến công viên trở thành nơi thích hợp để những kẻ săn trộm ẩn náu. Gần đây, một loạt các vụ ngộ độc xyanua được cho là do tội phạm săn trộm ở Công viên Quốc gia Hwange gần đó gây ra đã khiến 80 con voi chết. Chiến dịch được triển khai nhằm đáp ứng lời kêu gọi huy động nỗ lực quốc tế hỗ trợ kiềm chế nạn săn trộm và buôn bán trái phép động vật hoang dã - một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với đa dạng sinh học trong tương lai.
Các quỹ được huy động sẽ đóng góp tài chính cho các dự án bảo vệ động vật hoang dã quan trọng được thực hiện bởi đối tác của chiến dịch Space for Giants. Sự hợp tác giúp ngăn chặn hiệu quả nạn săn trộm và buôn bán trái phép động vật hoang dã.
Các nữ hướng đạo cộng đồng đi bộ đường dài tuần tra Chizarira để phá bỏ bẫy động vật hoang dã - và tìm kiếm dấu hiệu của hoạt động bất hợp pháp, bắt giữ bất kỳ kẻ săn trộm nào mà họ bắt gặp. Nữ hướng đạo 23 tuổi, mẹ của Siphathisiwe Muleya, chia sẻ: “Điều tốt nhất trong công việc của tôi là bảo vệ động vật hoang dã. Trước khi tham gia công việc, tôi rất sợ voi. Bây giờ tôi tự hào về công việc của mình”.
Patient Munsaka, 23 tuổi, có một cậu con trai 3 tuổi nói: “Đây là công việc đầu tiên của tôi và lúc đầu cảm thấy sợ khi đi tuần trong bụi rậm. Tuy nhiên, ngày ngày tuần tra đã khuyến khích tôi và cho tôi động lực. Tôi học được rất nhiều điều và phát triển tình yêu động vật hoang dã. Giấc mơ đã thành hiện thực”. Việc thành lập một nhóm Hướng đạo cộng đồng bao gồm toàn bộ các bà mẹ đơn thân là đứa con tinh thần của Niall McCann và Mark Hiley của National Park Rescue. Họ nhìn thấy cơ hội để biến một nhu cầu an ninh động vật hoang dã thành một chương trình tiếp cận cộng đồng, nhận được hỗ trợ đầy đủ từ Cơ quan quản lý động vật hoang dã và công viên Zimbabwe (ZimParks).
Niall McCann, Giám đốc bảo tồn National Park Rescue, cho biết: “Hiện chúng tôi đang tìm kiếm những nữ tân binh thân thiện, ham học hỏi. Văn hóa địa phương rất gia trưởng, và một số người tỏ vẻ nghi ngờ về việc tuyển dụng phụ nữ làm việc trong vai trò truyền thống được cho là dành cho nam giới. Nhưng việc làm được đánh giá cao đến mức hầu hết mọi người đều chấp nhận bất cứ ai, vì lợi ích cộng đồng rộng lớn hơn. Phụ nữ có khả năng giống như các đồng nghiệp nam và mạng lưới trò chuyện của họ có nhiều khả năng tiết lộ thông tin tình báo về hoạt động bất hợp pháp”.
Điều quan trọng, họ cũng đầu tư nhiều tiền lương vào gia đình hơn nam giới, vì vậy chúng ta có khả năng phục hồi cộng đồng và giảm nghèo. Những người bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi nghèo đói ở châu Phi thường là phụ nữ. McCann hy vọng sẽ đào tạo 5 bà mẹ đơn thân khác trong 12 tháng tới, một mô hình cung cấp giải pháp tiềm năng cho một số phụ nữ, dựa trên trao sự tự tin cho phụ nữ.
Các nữ hướng đạo tham gia “vươn ra”, một trò chơi đòi hỏi tinh thần đồng đội và tinh thần thể thao. |
Hướng đạo cộng đồng Jeska Muleya năm nay 21 tuổi và có một cậu con trai 3 tuổi, nói: “Tôi rất hào hứng và xúc động khi phát hiện ra mình được chọn làm trinh sát, để tham gia bảo tồn động vật hoang dã cho các thế hệ tương lai. Trước đó, tôi không biết gì về khả năng bản thân. Việc đào tạo đã dạy tôi tinh thần đồng đội và kỷ luật, và cho tôi thấy mình có những khả năng gì. Trong tương lai, tôi hy vọng có thể xây dựng một ngôi nhà cho gia đình mình. Tôi hy vọng công việc này sẽ tiếp tục mãi mãi”.
Trước mối đe dọa gia tăng của nạn săn trộm, các Hướng đạo sinh cộng đồng tăng cường tuần tra, thậm chí chấp nhận băng qua những địa hình lởm chởm của Chizarira. Anita Mudenda, 19 tuổi, có một cô con gái hai tuổi được đặt tên là Princess nói: “Tôi mệt mỏi rã rời vào cuối mỗi ngày do phải đi bộ rất nhiều, nhưng cảm thấy tâm trạng rất tốt. Phải bảo vệ động vật cho tương lai con em chúng ta. Đó là nghĩa vụ của chúng tôi. Con gái tôi thấy hạnh phúc về những gì tôi đang làm. Cô bé muốn được giống như tôi”.
Đội quân nữ kiểm lâm răn đe những kẻ săn trộm ở Kenya
Năm 2019, Kenya báo cáo giảm 90% nạn săn trộm động vật hoang dã, nhưng đại dịch COVID-19 đã làm dấy lên mối lo ngại các công viên quốc gia của đất nước có thể trở thành nguồn kiếm tiền cho những kẻ săn bắn bất hợp pháp thất nghiệp vì đại dịch. Bất chấp nguy cơ dịch bệnh, một nhóm gồm 8 phụ nữ chọn lọc từ cộng đồng Maasai được thành lập gọi là Team Lioness (Đội Sư tử cái). Maasai là một nhóm dân tộc thuộc chủng tộc Nilotic bán du mục sinh sống ở Kenya và phía bắc Tanzania.
Họ là một trong những dân tộc nổi tiếng ở châu Phi do phong tục, cách ăn mặc và nơi sống riêng biệt. Các thành viên của Team Lioness được cung cấp tùy chọn duy trì việc làm toàn thời gian và tuần tra tại Công viên quốc gia Amboseli, khu bảo tồn rộng 392 km vuông nằm dưới chân núi Kilimanjaro, với sự chấp nhận rằng họ sẽ có ít hoặc không liên lạc với gia đình trong đại dịch. Khi không ra ngoài tuần tra, họ vẫn ở trong căn cứ làm công việc giấy tờ.
Công viên Quốc gia Chizarira (nơi hoạt động của Nữ Hướng đạo Cộng đồng) - một vùng hoang dã hẻo lánh đã mất hơn 3.000 con voi trong giai đoạn 2006-2016. |
Mặc dù chính quyền Kenya cho biết cho đến nay không có vụ săn trộm nào được phát hiện, các cơ quan động vật hoang dã quốc tế lo lắng về tác động đóng cửa các công viên quốc gia đối với khách du lịch như là một phần trong nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh sẽ tác động tiêu cực đến phúc lợi động vật.
Một báo cáo gần đây của Quỹ Phúc lợi Động vật Quốc tế (IFAW) cho biết: “Với quyết định đóng cửa du lịch, an ninh động vật hoang dã bị đe dọa vì các khu bảo tồn có khả năng sụp đổ, dẫn đến mất không gian cho động vật hoang dã. Doanh thu du lịch hỗ trợ cho thuê đất, việc làm cộng đồng và sinh kế cho nhiều người sống ở các khu vực bảo tồn ở phía đông châu Phi cũng bị ảnh hưởng nặng nề”.
Nancy Githaiga, người đứng đầu nghiên cứu chính sách và đổi mới của Quỹ Đời sống hoang dã Thế giới (WWF), bình luận: “Lượng khách du lịch vào khoảng thời gian này trong năm thường rất cao và ngành khách sạn sử dụng hơn 1,2 triệu người Kenya. Nhiều người trong số những nhân viên này cung cấp an ninh trong các công viên quốc gia, bao gồm các nỗ lực chống săn trộm và chiến đấu với các cuộc xung đột giữa người và động vật hoang dã. Nhưng tất cả họ buộc phải ở nhà trong đại dịch”.
James Isiche, Giám đốc khu vực Đông Phi của IFAW cho biết Cơ quan bảo vệ động vật hoang dã Kenya (KWS) và bảo tồn cộng đồng phụ thuộc rất nhiều vào doanh thu du lịch để trả lương cho đội ngũ kiểm lâm viên. Nhưng sau khi chính phủ phong tỏa đất nước để đối phó với đại dịch hồi tháng 3-2020, đã có báo cáo giảm 98,9% doanh thu từ du lịch.
Không có những khoản thu đó, KWS và các tổ chức bảo tồn cộng đồng không còn có thể tiếp tục các hoạt động hiệu quả chống tội phạm săn trộm do không có sự trợ giúp tài chính. Do đó, IFAW cố gắng duy trì đội ngũ kiểm lâm tuần tra trong các công viên quốc gia như Amboseli, nơi sinh sống của voi, tê giác, trâu, hươu cao cổ và nhiều loài khác. Team Lioness của IFAW được ghi nhận hoạt động hiệu quả trong việc ngăn chặn những kẻ săn trộm, Isiche nói.
Thành viên nhóm Loice Soila cho biết sự căng thẳng do đại dịch tạo ra đã khiến công việc của cô trở nên khó khăn hơn: “Các gia đình sống xung quanh Amboseli hầu hết được tuyển dụng làm việc có tính cách thời vụ để bảo vệ động vật hoang dã. Họ đã mất việc do Covid-19. Hầu hết họ đều nhàn rỗi, và hoàn cảnh khó khăn đang cám dỗ họ tham gia săn trộm”.
Loice Soila rất vui vì chính phủ Kenya tuyên bố công việc của cô là một dịch vụ thiết yếu. “Chăm sóc động vật hoang dã là lựa chọn yêu thích của tôi từ khi còn đi học. Tôi làm điều đó kể từ khi gia nhập Team Lioness và sẽ tiếp tục làm điều đó bất chấp những thách thức như Covid-19”, Soila nói.
Tuy nhiên, việc thiếu liên lạc với cộng đồng của họ ở một số khía cạnh khiến công việc trở nên khó khăn hơn, vì tương tác cộng đồng là yếu tố chính giúp kiểm lâm viên thu thập thông tin tình báo về các hoạt động săn trộm có tổ chức - Jacqueline Nyaga, Giám đốc truyền thông IFAW cho biết. Ngay cả giao tiếp qua điện thoại cũng khó khăn vì Team Lioness thường hoạt động ở những khu vực có kết nối mạng kém, Nyaga nói thêm. Sự vắng mặt lâu dài ở nhà đã làm tăng thêm căng thẳng mà họ và những người Kenya khác đang trải qua.
Eunice Peneti, một thành viên khác của Team Lioness cho biết: “Chúng tôi không thể về nhà để gặp gia đình và những người thân yêu. Điều này đang làm căng thẳng cuộc sống xã hội của chúng tôi”. Công việc dẫn đến những thách thức khác cho nhóm phụ nữ trẻ này, bao gồm thời tiết cực kỳ nóng bức hoặc lũ lụt xảy ra khi theo dõi dấu vết động vật hoang dã. Ngoài ra còn có mối nguy hiểm khác diễn ra do xung đột giữa người và động vật hoang dã mà nhóm phải đối mặt mà không có sự trợ giúp của súng hoặc các thiết bị khác để tự bảo vệ mình.
“Những con vật này có thể làm bị thương và giết chết nạn nhân. Nhưng tôi tự hào về công việc của mình vì nó đã chứng minh rằng một người phụ nữ có thể làm những gì mà một người đàn ông làm. Điều này đã mang lại cho tôi sự tôn trọng trong xã hội”, bà mẹ một con 28 tuổi của Team Liones thú thật.
Hiện nay, các kiểm lâm viên đã nhận được các thiết bị an toàn cần thiết để tự vệ trước Covid-19, theo như tuyên bố từ chính phủ Kenya và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), James Isiche nói. Team Lioness đã mang lại lợi ích khác ngoài vai trò bình đẳng giới. Isiche lập luận: “Phụ nữ có thể tương tác với thiên nhiên theo nhiều cách, đôi khi còn hiệu quả hơn cả đàn ông, vì trách nhiệm và công việc hàng ngày của các hộ gia đình có thể có nghĩa là họ nhận thức rõ hơn và hòa hợp với môi trường của họ khi họ lấy nước, kiếm củi và chăn nuôi gia súc”.
James Isiche hy vọng công việc của họ sẽ tiếp tục và cam kết IFAW sẽ tiếp tục theo dõi tình hình để đảm bảo các mối đe dọa đối với động vật hoang dã không gia tăng khi điều kiện kinh tế xấu đi.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Bộ tộc người bí ẩn nằm sâu trong rừng, không mặc quần áo, biệt lập hoàn toàn với văn minh loài người
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách
CLIP: Sóc nhỏ "chơi khăm" linh miêu và cái kết đầy bi thảm
Người ngoài hành tinh đang cố gắng liên lạc với Trái Đất? Tín hiệu đã truyền đi 8 tỷ năm qua không gian là gì?