Khám phá

Loài cá bơi trong đất: Tuyệt thực 5 năm vẫn sống nhưng không thoát khỏi mũi cuốc của người dân châu Phi

Thiếu nước, thiếu thức ăn, loài "cá trên cạn" này vẫn có thể sống kiên cường. Chỉ trừ trường hợp chúng bị... đào lên.

Bí ẩn câu chuyện 'người và cá' thân thiết với nhau hơn 25 năm ở Nhật Bản / Bí ẩn gen ‘sống thọ’ của loài cá mập 400 tuổi có thể quyết định tương lai loài người

Nếu một ngày muốn ăn cá tươi hay nấu món canh cá, có phải bạn sẽ lựa chọn ra chợ, đi siêu thị hoặc đi câu? Tuy nhiên, nếu bạn sinh sống ở châu Phi, bên rìa sa mạc Sahara, bạn còn có một lựa chọn khác - đó chính là đi "đào cá".

Những con cá mà người dân châu Phi đào được chính là loài cá phổi (tên khoa học: Dipnoi) với khả năng sống sót nghịch thiên trên cạn. Trong ngôn ngữ bản địa, cá phổi thường được gọi với cái tên "cá bơi trong đất khô".

Loài cá bơi trong đất: Tuyệt thực 5 năm vẫn sống nhưng không thoát khỏi mũi cuốc của người dân châu Phi - Ảnh 1.
Người dân châu Phi đào cá phổi. Nguồn: Sohu.

Tuyệt thực 5 năm

Cá phổi (tên tiếng Anh: Lungfish) có ngoại hình giống một tổ hợp của giun đất, chạch và lươn. Nó sở hữu hai cặp vây ngực và vây bụng nhỏ xíu; toàn thân trơn, màu xám đất hơi xỉn. Dù ngoại hình không có gì nổi bật, cá phổi vẫn là mối quan tâm hàng đầu của giới khoa học bởi nguồn gốc đặc biệt của nó.

Cá phổi là một loài cá xuất hiện từ thời cổ đại. Các chuyên gia ước tính những cá thể cá phổi đầu tiên có thể đã bắt đầu hiện diện trên trái đất từ đầu Kỷ Devon (khoảng 419,2 triệu - 393,3 triệu năm trước) và sống sót sau 4 lần đại tuyệt chủng.

Loài cá bơi trong đất: Tuyệt thực 5 năm vẫn sống nhưng không thoát khỏi mũi cuốc của người dân châu Phi - Ảnh 2.
Hình dáng của cá phổi. Nguồn: Sohu.

Cá phổi có 3 chi và 6 phân loài, được phân chia theo địa danh cư trú là cá phổi Úc, cá phổi châu Mỹ và cá phổi châu Phi.

Những con trưởng thành có thể dài tới 1,25 m và nặng tới 10 kg. Trong số các loài cá phổi châu Phi, cá phổi Victoria (phân loài) là loài cá phổi lớn nhất hiện nay với chiều dài cơ thể lên đến 2 mét.

Gấu đen có kỳ ngủ đông kéo dài 5 tháng không ăn uống; cự đà biển sống trong môi trường khắc nghiệt có thể chịu đựng 12 tháng; cá sấu và trăn Miến Điện cũng có khả năng tuyệt thực trong 1 năm nhưng tất cả đều phải nhường vị trí quán quân cho cá phổi châu Phi với thời gian không ăn lên tới 3-5 năm (theo nghiên cứu của Đại học Quốc gia Singapore)

 

Người dân bản xứ châu Phi có một câu chuyện truyền tai nhau rằng: Ở vùng nông thôn Siduz, Tunisia có một người đàn ông vì muốn xây nhà nên đã đào bùn dưới lòng sông để làm gạch.

Một con cá phổi châu Phi vô tình trộn lẫn trong bùn gạch đó và bị chôn vùi trong tường nhà suốt 4 năm. May mắn thay, mùa mưa bão năm ấy đã khiến bức tường đổ sập và giải phóng chú cá tội nghiệp.

Mặc dù tính xác thực của câu chuyện vẫn chưa được xác minh nhưng nhiều nhà sinh vật học cho rằng với đặc tính độc đáo của loài cá phổi thì câu chuyện này vẫn hoàn toàn khả thi!

Loài cá bơi trong đất: Tuyệt thực 5 năm vẫn sống nhưng không thoát khỏi mũi cuốc của người dân châu Phi - Ảnh 3.
Hang cá phổi. Nguồn: Sohu.

Tập quán "ngủ hè" và hai hệ hô hấp

Vậy tại sao sức sống của cá phổi lại ngoan cường đến vậy?

Ngoài khí hậu rừng mưa nhiệt đới và sa mạc nhiệt đới, phần còn lại của châu Phi được bao trùm bởi khí hậu thảo nguyên. Nơi đây quanh năm có nhiệt độ cao, khô hạn, không có bốn mùa, chỉ có mùa khô và mùa mưa.

 

Mùa khô ở đây thường rất khắc nghiệt, kéo dài từ 4-5 tháng trở lên, sông hồ khô cạn. Để tồn tại, cá phổi đã phát triển một hệ thống hô hấp độc đáo và đặc biệt là chế độ "ngủ hè" (tương ứng với ngủ đông) trong hàng trăm triệu năm qua.

Khi di chuyển trong nước, cá phổi thở bằng mang. Sau khi rời khỏi mặt nước, cá phổi thở bằng bong bóng cá. Giống như động vật có vú trên cạn, không khí được hít vào từ lỗ mũi của cá phổi và đi vào bong bóng với "chức năng của phổi".

Bong bóng của cá phổi rất độc đáo, nó chứa đầy các phế nang với các kích thước khác nhau, đồng thời được bao phủ bởi các mạch máu nhỏ hình lưới. Từ cấu tạo và chức năng sinh lý, nó hoàn toàn giống phổi của động vật có vú trên cạn.

Loài cá bơi trong đất: Tuyệt thực 5 năm vẫn sống nhưng không thoát khỏi mũi cuốc của người dân châu Phi - Ảnh 5.
Cá phổi thở gần mặt nước. Nguồn: Sohu.

Trên thực tế, nhiều loài cá phổi đã quen với việc hô hấp trên mặt nước, do đó mang của chúng bị co lại nghiêm trọng khi chúng đến tuổi trưởng thành. Khi sống dưới nước, cá phổi cần phải thường xuyên nổi lên mặt nước để thở, nếu ở dưới nước quá lâu chúng có khả năng bị chết đuối.

Khi mùa khô đến, cá phổi châu Phi giấu mình xuống lớp bùn mềm, chỉ để lại một lỗ thông hơi phía trên miệng. Nếu gặp phải đất cứng khó đào, chúng thậm chí còn nuốt cả đất vào miệng.

 

Sau khi đào đến một độ sâu thoải mái nhất định, cá phổi sẽ cuộn tròn lại và tiết ra một loại chất nhờn tạo thành một lớp kén bảo vệ xung quanh cơ thể, hoàn tất công đoạn chuẩn bị cho "giấc ngủ mùa hè" của mình.

Việc ngủ hè trong thời gian dài làm giảm tỷ lệ trao đổi chất của cá phổi hạ xuống còn 1/16 so với ban đầu, chúng sẽ tiêu hao mô cơ đuôi và mỡ trong cơ thể để duy trì sự sống. Nếu may mắn không bị "đào lên", cá phổi sẽ chui ra khỏi hang khi mùa mưa đến.

Hiện tại, các nhà khoa học thực hiện các nghiên cứu về trạng thái ngủ hè của cá phổi để liên hệ với con người. Nếu thành công, nó có thể cho phép các phi hành gia tiết kiệm năng lượng trong các dự án không gian hoặc tăng thêm cơ hội sống sót cho các sự kiện giải cứu con người.

Không thoát được cái cuốc của người châu Phi

Loài cá bơi trong đất: Tuyệt thực 5 năm vẫn sống nhưng không thoát khỏi mũi cuốc của người dân châu Phi - Ảnh 7.
Cá phổi được bày bán ở chợ cùng các loại cá khác. Nguồn: Sohu.

Vì khả năng sinh tồn mạnh mẽ của cá phổi châu Phi, người dân địa phương thường sử dụng chúng như một nguồn thực phẩm dự trữ bền vững.

Trên thực tế, nhiều người đã đào hố ở một số khu vực đầm lầy trũng thấp để "trồng" cá phổi. Vào mùa khô, họ chỉ cần cầm cuốc tìm kiếm dấu hiệu của các hang trước đó rồi bắt từng con một.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm