Biệt phủ 200 tỷ toàn gỗ quý hiếm của đại gia Nghệ An nguy nga như 'Tử Cấm Thành thu nhỏ' của Việt Nam
Chú chó giàu nhất thế giới 'rao bán' biệt thự sang trọng gần 32 triệu USD / Biệt thự hình tròn độc nhất vô nhị của cặp vợ chồng trẻ mê động vật: Kết nối với thiên nhiên, vừa thông thoáng, vừa tự do
Nói đến biệt phủ ở Nghệ An, người ta không thể không nhắc đến "Tử Cấm Thành thu nhỏ" thuộc sở hữu của đại gia Lê Đình Cường, trú tại xóm 3, xã Nghi Phú, Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Nếu hiểu rõ về độ hoành tráng của biệt phủ này thì mới thấy biệt danh "Tử Cấm Thành thu nhỏ" không hề nói quá chút nào.
Đại gia Lê Đức Cường vốn là doanh nhân buôn gỗ có tiếng, sở hữu khối tài khủng và độ "chịu chơi" không kém cạnh ai. Ông bắt đầu cho xây dựng biệt phủ của mình kể từ năm 2004, công trình rộng 4.000 m2 này mất đến 5 năm mới có thể hoàn thành. Đáng nói, ông Cường đã không tiếc tiền mua 2.000 m3 các loại gỗ quý như cẩm lai, giáng hương, đinh hương... dùng làm nguyên liệu xây tư gia. Tổng số tiền để hoàn thành biệt phủ của đại gia xứ Nghệ này lên tới hơn 200 tỷ đồng - một con số khiến ai nấy đều phải choáng ngợp khi nghe đến.
Trước khi khởi công, ông Cường từng tuyển 50 người thợ sang Trung Quốc học hỏi kỹ thuật xây các công trình gỗ tại đây để đem về áp dụng cho biệt phủ của mình. Đây cũng là 1 trong những nguyên do khiến người dân đặt cho biệt phủ của đại gia này biệt danh "Tử Cấm Thành thu nhỏ".
Căn biệt phủ của đại gia xứ nghệ có 4 căn nhà, 2 chòi, 1 hầm rượu và khuôn viên rộng thênh thang. Nhà khách có diện tích 400m2 với kích thước dài x rộng lần lượt là 28m x 14m, "chống đỡ" bằng 46 chiếc cột gỗ có đường kính từ 1,2m - 4m. Toàn bộ căn biệt phủ được trang trí bằng các bức tượng trang trí có hoa văn độc đáo, kỳ công cùng với những đường nét chạm trổ sắc sảo, tinh tế trên tường gỗ, trần gỗ. Nổi bật và phổ biến nhất là họa tiết Tứ Linh, thường được chạm trổ trên xà ngang, bậc cửa.Ngoài ra, gia chủ còn tiết lộ chỉ riêng phần tường nhà cũng tốn 2 tỷ đồng cho việc ốp 5 loại đá khác nhau, lợp ngói tráng men lượn sóng như vảy rồng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Khi Bắc phạt lần thứ tư, dù đang áp đảo quân Tào Ngụy nhưng tại sao Gia Cát Lượng lại rút quân? Ý nghĩa cực thâm sâu
Chân dung danh tướng nhà Tào Nguỵ khiến Gia Cát Lượng 'khiếp vía': Tài năng sánh ngang Tư Mã Ý
Sau khi Lưu Bị qua đời, tại sao Gia Cát Lượng bắc phạt đều thất bại? Nghe câu nói của Khương Duy trước khi qua đời là biết ngay
Bác sĩ kiệt xuất của Việt Nam: Dùng ngô, sắn tạo ra kháng sinh penicillin, tên được đặt cho nhiều con đường
Chân dung nữ Anh hùng lái máy xúc duy nhất ở Việt Nam, là con nuôi của Thủ tướng Phạm Văn Đồng
Trong Tây Du Ký, Thanh Ngưu Tinh là yêu quái phương nào mà cả Như Lai Phật Tổ và Bồ Đề Sư Tổ cũng không dám động tới