Biệt phủ của 'đệ nhất tham quan' Trung Quốc: Cột nhà làm từ gỗ quý hiếm, giá mỗi cây gần 9.500 tỷ đồng
'Áo miễn tội chết' có thực sự tồn tại trong lịch sử Trung Quốc? Tại sao Hòa Thân sỡ hữu 20 áo mà vẫn không tránh được cái chết? / Không chỉ giỏi nịnh nọt, Hòa Thân còn có tài độc nhất vô nhị không ai sánh bằng

Vốn là người chịu chơi chịu chi, Hòa Thân xây dựng lên biệt phủ của mình là Cung Vương phủ (hay còn gọi là Vạn Phúc Viên) vào năm Càn Long thứ 40, đem hết những xa hoa trong thiên hạ đổ dồn về đây. Được biết, Hòa Thân tự mình lựa 1 mảnh đất nằm trên đất long mạch của nhà Thanh, sau đó xây dựng dọc theo Tiền Hải và nằm sau hông của Hậu Hải - những hồ nước lớn nằm ở phía Đông Bắc của Tử Cấm Thành.
>> Xem thêm: Thời cổ đại không có đèn điện, môi trường đọc sách kém thì họ có bị cận thị không? Nếu bị cận thị phải làm sao?

Cung Vương Phủ có khuôn viên rộng 60.000m2, bao phủ toàn cây và hoa quý hiếm với 1 hồ nước lớn, một ngọn núi nhân tạo chứa báu vật trấn trạch. Thậm chí, trên ngọn núi này, Hòa Thân cho xây các tòa lầu sơn son thếp vàng chỉ để ngắm phong cảnh, đọc sách. Là người rất tín phong thủy nên ngay cả đường lên lầu, Hòa Thân cũng xây hành lang không có bậc với lối đi dốc tượng trưng cho con đường hoạn lộ hanh thông của mình. Để nói đến độ giàu có của tên tham quan này thì chỉ cần nhìn cách hắn chọn cột trong biệt phủ là đủ hiểu.
>> Xem thêm: Những loài động vật đặc biệt có khả năng tỏa mùi thơm quyến rũ

Hòa Thân dùng gỗ Kim Tơ Nam Mộc để làm các cây cột trong phủ. Đây là loại gỗ đứng đầu trong tứ đại danh mộc, chỉ có duy nhất ở Trung Quốc. Loại gỗ này phát sinh biến dị tự nhiên từ 2.000 cho tới hàng vạn năm trước do bị lũ lụt, động đất cuốn trôi. Trong thời gian chôn vùi dưới bùn, gỗ chịu sự tác động của vi khuẩn vi sinh vật trong điều kiện thiếu oxy, áp suất cao khiến cho cây gỗ bị các bon hóa thành "than hóa mộc". Nhờ vậy mà gỗ Kim Tơ Nam Mộc không bị mối mọt, không mục ruỗng, có mùi thơm thoang thoảng thanh nhã, khi ra nắng sẽ ánh màu tơ vàng vô cùng. Giá cỉa một cây cột Kim Tơ Nam Mộc âm trầm ngày nay lên tới 2,7 tỷ NDT (gần 9.500 tỷ VND).
>> Xem thêm: Thân thế người phụ nữ đầu tiên trong lịch sử Việt Nam mở trường học, tên được đặt cho nhiều địa danh

Loại gỗ chỉ dành cho hoàng gia, hoàng tộc mà Hòa Thân lại dùng làm vô số cây cột trong phủ của mình cũng đủ thấy sự giàu có khủng khiếp của tên tham quan này. Chính vì vậy mà có nhiều lời đồn đại rằng hắn thậm chí còn có nhiều của cải hơn cả vua Càn Long.
>> Xem thêm: Tỉnh có đường biên giới ngắn nhất Việt Nam, gắn với loại hoa cao quý người Việt xem như ‘quốc hoa’
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

Đường hầm nguyên thủy cách đây 13.000 năm ở Brazil, nghi không phải con người xây dựng
Tại sao con người chỉ ăn vây cá mập mà hiếm khi nghe nói đến việc ăn thịt cá mập? Thịt cá mập có thực sự không ngon?
CLIP: Đối đầu với rồng Komodo, rắn hổ mang chúa 'khủng' nhận cái kết đầy đau đớn
CLIP: Bị rồng Komodo cắn, dê núi nổi điên húc lại và cái cái khó đoán
CLIP: Dù sắp mất mạng do trúng nọc độc của rắn hổ mang chúa, trăn gấm vẫn khiến đối thủ chết theo mình
CLIP: Tham lam nuốt chửng dê núi, trăn ngấm suýt chết