Xu nịnh thôi là chưa đủ, Hòa Thân còn có năng lực đặc biệt khiến Càn Long cả đời trọng dụng
Khám phá bên trong 'thị trấn ma' bị bỏ hoang, phủ đầy cỏ dại sau thảm kịch Armero 38 năm / 7 kỳ quan thiên nhiên đẹp đến ngỡ ngàng của nước Mỹ
Hòa Thân (1750-1799) nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc với danh xưng "đệ nhất tham quan". Hắn được vua Càn Long trọng dụng cho đến khi qua đời. Liệu chỉ với tài xu nịnh của Hòa Thân đã đủ khiến vị vua khôn khéo như Càn Long tin cậy, sủng ái? Câu trả lời chắc chắn là không.
Không thể phủ nhận rằng Hòa Thân rất hiểu ý Càn Long. Thế nhưng hơn hết, hắn thực sự là một nhân tài. Từ một thị vệ bé nhỏ, hắn nhanh chóng khiến Càn Long để mắt và chọn làm thân tín. Để có thể từng bước đi đến đỉnh cao quyền lực, Hòa Thân phải là người rất thông minh. Quả thực, hắn là đại thần hiếm hoi thông thạo 4 thứ tiếng là Mãn, Hán, Mông Cổ, Tây Tạng, lại còn thuộc nằm lòng Tứ thư, Ngũ kinh. Đến cả hai thầy giáo nổi tiếng thời đó là Ngô Tỉnh Khâm và Ngô Tỉnh Lang cũng rất mực yêu mến vị quan này. Sử sách Trung Quốc có ghi chép lại rằng Hòa Thân nhiều lần trực tiếp tiếp đón sứ thần các đoàn Triều Tiên, Anh và các nước khác, trong đó sứ thần của Anh là Ma-cát-ni đã dành lời khen cho cánh cho vị quan này như sau:"Trong cuộc đàm phán ông luôn thể hiện là người 'am hiểu sâu sắc, thái độ nhã nhặn, xứng đáng là một chính trị gia giỏi'".
Thông minh kết hợp với khôn khéo, biết tiến biết lùi, Hòa Thân được bổ nhiệm vào nhiều chức quan lớn liên quan đến việc quản lý tài chính của triều đình, ngoại giao,... Nhờ thế nên hắn mới có cơ hội kết bè phái, tham ô, nhận hối lộ, mua quan bán chức... Số tài sản tham ô của hắn sau khi bị vua Gia Khánh tịch thu đã được thống kê đầy đủ, ước tính 1.100 triệu lạng bạc, tương đương số tiền mà quốc khố nhà Thanh thu về trong 15 năm, chưa kể số lượng lớn châu báu nữa bao gồm 240.000 lạng bạc tìm thấy trong tổng quản phủ của hắn.
Dù tội lỗi chất chồng nhưng hậu thế không ai có thể phủ nhận được những thành tựu mà Hòa Thân cống hiến cho nhà Thanh. Từ việc quản lý tài chính triều đình, cứu trợ dân nghèo, biên soạn “Tứ khố toàn thư”, thuyết phục Càn Long cho sửa đổi rồi xuất bản tác phẩm kinh điển “Thạch đầu ký”, sáng chế ra nồi lẩu,... Đặc biệt, Hòa Thân cũng có nhiều nguyên tắc riêng như không đụng đến tiền cứu trợ, tuyệt đối trung thành với Càn Long. Chính vì vậy mà trước khi qua đời, dù không thể cứu mạng Hòa Thân nhưng Càn Long vẫn để lại bút tích xin con trai Gia Khánh cho sủng thần của mình được chết toàn thây.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?