Big Mary: Con voi bị tử hình trong thời hiện đại
Tại sao nhiều loài động vật ôm xác con mới sinh nhiều ngày? / Những kỷ lục trong hành trình di cư của động vật
Cư dân Kingsport nổi cơn thịnh nộ, đòi hành quyết “thứ súc sinh giết người”. Họ lập đài tử hình, treo cổ con voi. Tuy nhiên, câu chuyện không phải chỉ có thế.
Tai nạn đáng tiếc
Con voi giết người nói trên thuộc đoàn xiếc thú lưu động Sparks World Famous Shows (gọi tắt là Sparks). Nó được đặt tên Big Mary, là một con voi châu Á cái, chào đời năm 1894 và nặng 5 tấn.
Trên đất liền, voi là động vật có vú to lớn và thông minh nhất. Từ xưa, chúng đã được con người thuần hóa làm phương tiện chiến tranh và vận chuyển.
Với đoàn xiếc Sparks, Big Mary là ngôi sao của mọi cuộc trình diễn. Nó nổi tiếng hiền lành, dễ bảo. Mặc dù các đoàn xiếc thú của thế kỷ XX thường xuyên ngược đãi và bỏ đói thú biểu diễn (đặc biệt là với những con voi tốn quá nhiều chi phí nuôi dưỡng), Big Mary chưa bao giờ tỏ ra ghét bỏ con người.
Ngày 10/9/1916, Sparks đón một thanh niên vô gia cư đến xin việc: Red Eldridge. Ông chủ rạp xiếc là Charlie Sparks xếp ngay cho Eldridge vào vị trí quản tượng đang thiếu người.
Ngày 11/9, Sparks tổ chức một buổi diễu hành trên đường chính của thị trấn Kingsport, bang Tennessee. Tuy chẳng có chút kinh nghiệm gì về giữ voi, Eldridge vẫn leo lên lưng Big Mary và điều khiển nó.
Đang yên lành dạo phố, Big Mary nhìn thấy một mớ vỏ dưa hấu vứt trên lề đường. Nó quên nhiệm vụ, háo hức nhào tới dùng vòi nhặt ăn. Eldridge nhanh nhẩu đưa cây gậy có gắn móc sắt, chọc vào tai nó kéo lại.
Big Mary kinh hoàng, hất Eldridge xuống đất. Ngay trước mắt các cư dân Kingsport, nó hạ chân dẫm vào đầu Eldridge. Người quản tượng không chuyên này thiệt mạng ngay tại chỗ.
Thị trấn tàn bạo
Trước cảnh Big Mary dẫm chết Eldridge, các cư dân Kingsport tận mắt chứng kiến vô cùng bàng hoàng. Sau phút chết sững, họ la hét: “Giết nó đi! Giết nó ngay tức khắc!”.
Người thợ rèn địa phương tên Hench Cox lao vào nhà, lấy ra một cây súng. Ông nhắm vào Big Mary, điên cuồng nhả đạn.
Da Big Mary rất dày, khiến những viên đạn trở nên vô dụng. Đám đông Kingsport tiếp tục hò hét, đòi giết con voi. Big Mary đứng bất động, không thể hiện bất cứ thái độ phản kháng nào.
Tháng 9, miền Nam nước Mỹ đang là mùa hè. Thị trấn Kingsport chìm trong cái nóng bức ngột ngạt và mọi người trở nên cáu bẳn, bạo lực. Bất chấp việc Big Mary không gây hại cho đám đông, họ đòi Sparks phải tử hình “con voi bất nhân”.
Thu nhập của Charlie Sparks và đoàn xiếc thú hoàn toàn phụ thuộc vào thị hiếu của công chúng. Bước đường cùng, họ chỉ còn cách giao Big Mary cho chính quyền Kingsport toàn quyền xử lý.
Trước toàn thể cư dân thị trấn, Kingsport mở phiên tòa xét xử tội giết người của con voi Big Mary. Họ kết án tử hình nó, dựng đài hành quyết công khai tại một ga xe lửa nằm trên đất của thị trấn Erwin kế bên.
Nỗi hổ thẹn muôn đời
Ngày 13/9, Big Mary bị hành hình. Người Kingsport và các thị trấn lân cận đổ đến xem nườm nượp, ước tính đông trên 2.500 người. Đài tử hình Big Mary là cây cần cẩu gắn vào toa xe lửa nặng 100 tấn, treo chiếc thòng lọng bằng dây xích.
Đúng giờ hành quyết (khoảng 4 – 5 giờ chiều), nhóm hành hình tròng thòng lọng dây xích vào cổ Big Mary và nâng cần cẩu. Sức nặng 5 tấn cùng sự giãy giụa dữ dội của con voi khiến sợi dây bị đứt. Cả người Big Mary rơi xuống đất, tạo ra tiếng động dữ dội. Độ cao và cơ thể nặng nề khiến nó bị vỡ xương hông.
Big Mary ngồi bệt trên mặt đất và khóc rống. Tiếng kêu thảm thương của nó khiến những người xem hành hình sững sờ.
Nhóm hành quyết hấp tấp thay dây xích mới, lần nữa treo cổ con voi. Big Mary chết trong tư thế bị treo cổ. Hôm 13/9/1916 là một ngày trời u ám và có mưa. Tàn cuộc, người dân thị trấn Erwin lặng lẽ hạ xác con voi bị tử hình xuống, đào hố chôn cất nó ngay cạnh đường sắt.
Dù nổi tiếng là nơi hành quyết Big Mary, người Erwin vô cùng hổ thẹn. Sau ngày chôn cất “con voi sát nhân”, họ cực kỳ khó chịu mỗi khi bị hỏi “có đúng là nơi tử hình voi không?”.
Những năm gần đây, thị trấn này còn hỗ trợ và khuyến khích các nghệ nhân địa phương làm mô hình voi thủ công bằng sợi thủy tinh. Họ tổ chức các cuộc bán đấu giá sản phẩm voi mỹ nghệ, gom hết lợi nhuận tặng khu bảo tồn voi ở Hohenwald, Tennessee.
Câu chuyện về con voi Big Mary cũng khiến nhiều kịch gia và tác giả Mỹ quan tâm. Nhà biên kịch Mark Medoff (1940 - 2019) đã thảo một tác phẩm cảm động về nó, lấy luôn tên của con voi này làm tiêu đề.
Văn gia George Brant thì tìm lại các thành viên của đoàn xiếc Sparks và gặp gỡ nhiều cư dân Erwin, lấy tư liệu viết Elephant’s Graveyard.
Thế kỷ XXI, các ấn phẩm và phim ảnh lấy cảm hứng từ Big Mary nở rộ. Trong số đó, nổi bật nhất là Mighty Mary, tiểu thuyết của nhà văn Úc - Max Davine (1989). Đó là một tác phẩm tiểu sử hư cấu, tường thuật từ thuở Big Mary bước chân vào Sparks World Famous Shows cho đến ngày qua đời vì bị hành quyết.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Bộ tộc người bí ẩn nằm sâu trong rừng, không mặc quần áo, biệt lập hoàn toàn với văn minh loài người
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Một ngôi mộ cổ được tìm thấy trong hồ chứa nước, ngay cả những chiếc đinh trong quan tài cũng bằng vàng, chủ nhân của ngôi mộ là ai?
Người đàn ông vỡ òa khi đào được 'tảng đá' giá trị gần 10.000 tỷ, Tần Thủy Hoàng từng săn lùng ráo riết
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách