Những kỷ lục trong hành trình di cư của động vật
Nghiên cứu hóa thạch cho thấy không phải tất cả động vật có răng kiếm đều là động vật săn mồi / Điểm danh 5 loài động vật thông minh bậc nhất thế giới
Nhạn biển di cư giữa cực Bắc và Nam của Trái đất
Loài nhạn biển Bắc Cực đã và đang thực hiện những chuyến di cư tìm kiếm ánh nắng mặt trời mùa hè đến mức cực đoan. Loài chim biển nhỏ này thậm chí đã bay qua lại giữa Bắc Cực và Nam Cực để tận hưởng hai mùa hè mỗi năm với nhiều giờ bay hơn bất kỳ loài động vật nào khác trên thế giới. Cụ thể, với việc thực hiện một chuyến đi vòng quanh giữa 2 cực trong hành trình dài 35.000 km (21.748 dặm), chim nhạn biển phá vỡ mọi kỷ lục về quãng đường di cư đã đi.
Hành trình di cư đầy chông gai của cá hồi
Nếu chim nhạn biển giành kỷ lục về quãng đường di cư, cá hồi chắc chắn xứng đáng được vinh danh cho nỗ lực vượt qua hành trình di cư đầy chông gai. Cá hồi con nở ở các con sông, sau đó chúng bơi xuôi dòng để dành phần lớn cuộc đời trên biển. Tuy nhiên, điều khó khăn là chúng phải chiến đấu chống lại dòng chảy và nhảy lên các thác nước để trở về nhà. Bên cạnh khó khăn này, chúng còn đứng trước mối nguy từ những con gấu đói, đại bàng từ trên cao trực chờ các con cá kiệt sức khi chúng đến gần điểm cuối của chuyến di cư.
"Người di cư" lúc nửa đêm
Vào ban ngày, những con dơi Eidolon helvum treo mình trên những tán cây của thành phố Châu Phi như những chiếc ô hỏng treo ngược. Tuy nhiên, vào lúc trời chạng vạng tối, chúng bay lên không trung tới 180 km trước bình minh và phân tán hạt giống, phấn hoa khi chúng kiếm ăn. Quãng đường trên thậm chí còn lớn hơn tùy theo mùa và với số lượng dơi khổng lồ. Vào mỗi mùa di cư, khoảng 10 triệu con dơi này đến Vườn quốc gia Kasanka của Zambia.
Cá voi vượt hàng chục nghìn km để thay da
Cá voi ở vùng Bắc Cực lạnh giá có thể di chuyển đến 18.000 km mỗi năm để tận hưởng làn nước ấm áp. Các nhà khoa học cho rằng, cá voi thích sinh con ở vùng nhiệt đới hơn. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy, cá voi có thể di cư đến vùng nước ấm vì lợi ích làn da của chúng. Cá voi cần tẩy sạch da chết trên cơ thể. Các nhà nghiên cứu tin rằng, nước biển ấm có thể thúc đẩy cá voi lột da bằng cách tăng cường quá trình trao đổi chất hoặc tạo ra tín hiệu sinh lý đặc biệt nào đó. Trong khi đó, ở vùng nước lạnh giá, lượng máu cung cấp đến da sẽ giảm đi, khiến số lượng tế bào chết tích tụ tăng lên, dẫn đến cá voi có nguy cơ bị nhiễm trùng.
Chuyến di cư "sang chảnh" của bướm
Thật khó để tưởng tượng một sinh vật nhỏ bé và mỏng manh như bướm lại thực hiện những chuyến di cư "hoành tráng". Khi bay trong không trung, bướm chúa có thể di chuyển tới 3.000 km. Vào mùa hè, bướm ở vùng phía Bắc của nước Mỹ, nhưng khi nhiệt độ giảm xuống, chúng sẽ đi về phía Nam, đến California hoặc Mexico để trú đông. Việc di cư theo đàn với số lượng lớn giúp chúng luôn ấm áp quanh năm.
"Con mắt" thứ ba của rùa
Rùa da hay rùa luýt (loài rùa biển lớn nhất và là loài bò sát lớn thứ tư sau 3 loài cá sấu) di chuyển tới 10.000 km, từ Canada đến Caribe và Alaska đến Indonesia. Không ai biết bằng cách nào chúng tìm đường từ những bãi đất giàu thức ăn ưa thích của chúng như sứa đến các bãi biển nơi chúng đẻ trứng. Tuy nhiên, các nhà khoa học tin rằng, "con mắt" thứ ba của rùa, thực ra là một một điểm trên đỉnh đầu của con vật có thể cho phép ánh sáng chiếu tới tuyến tùng quả (tuyến nội tiết nhỏ nằm trong não của các loài động vật có xương sống), kích hoạt rùa thực hiện hành trình di cư vào đúng thời điểm trong năm.
Chuyến di cư theo bầy đàn "hoành tráng" nhất hành tình
Chuyến di cư theo bầy đàn của hàng loạt con linh dương đầu bò trên khắp các đồng bằng châu Phi có lẽ là cảnh tượng di cư vĩ đại nhất trên hành tinh của chúng ta. Không có điểm xuất phát hay điểm kết thúc thực sự của tuyến đường di cư với khoảng 1,5 triệu con linh dương đầu bò và một số lượng lớn ngựa vằn, linh dương và các loài ăn cỏ khác. Chúng băng qua vùng sinh thái Serengeti Serengeti-Mara của châu Phi, vượt qua những con sông đầy cá sấu trực chờ và né tránh những con sư tử và bầy sói.
Vượt quãng đường dài cả trăm km để kiếm ăn
Nổi tiếng với sự chăm chỉ và tận tụy, chim cánh cụt hoàng đế đẻ trứng cách đại dương ở Nam Cực, nơi chúng kiếm ăn, khoảng 100 km. Chim cánh cụt bố và mẹ phải thay phiên nhau vượt qua quãng đường dài này để đi kiếm ăn trên băng, bắt cá và mang cá về cho chim cánh cụt non cũng như vợ hoặc chồng của nó. Trong khi đó, con chim cánh cụt bố hoặc mẹ ở lại chịu đựng cơn đói trong thời gian hàng tuần để ủ ấm cho chim con, nếu không con chim non sẽ chết trong vòng vài phút.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ