Khám phá

Bộ ảnh tuyệt đẹp về xứ sở Đông Dương năm 1944

DNVN – Hình ảnh quý về người dân tộc thiểu số được miêu tả chân thực trong ấn phẩm quý hiếm về xứ sở Đông Dương năm 1944.

Lịch sử đầy bất ngờ của ngôi làng xiêu vẹo ở Anh / Khám phá "vịnh Hạ Long của Tây Nguyên" hồ Tà Đùng

Kỳ II: Các dân tộc thiểu số ở Đông Dương

Phụ nữ người Dao ở Hòa Bình. Người Dao ở Việt Nam và ở Lào Cai có 3 nhóm: Dao Tuyển, Dao Nga Hoàng và Dao Làn Tẻn. Họ bắt đầu di cư sang Việt Nam vào thời Lê.

Hình ảnh thiếu nữ người Mán được chụp ở Hà Giang.

Người Mán ở Cao Bằng khoác lên mình bộ trang phục truyền thống với những trang sức bằng bạc.

Hình ảnh được chụp tại một phiên chợ ở Cao Bằng.

Hai thầy mo đang nhảy múa trong một nghi lễ.

Các thợ săn người Thổ ở vùng núi phía Bắc. Người Thổ có các tên gọi khác như Kẹo, Mọn, Cuối, Họ, Đan Lai, Ly Hà, Tày Pọng, Con Kha, Xá Lá Vàng,… Họ là một trong số 54 dân tộc tại Việt Nam.

Hình ảnh thiếu nữ người Thái Trắng ở vùng núi phía Bắc. Họ còn có tên gọi khác như Táy Đón, Táy Khao.

Phụ nữ người Chăm trong bộ trang phục truyền thống của mình. Người Chăm ở Việt Nam được chia thành 3 nhóm cộng đồng chính là: Chăm H'roi, Chăm Ninh Thuận - Bình Thuận, và Chăm Nam Bộ.

Trang phục người Chăm thiên về màu trắng. Cổ, can thân và nách từ một miếng vải khổ hẹp ở giữa làm trung tâm áo cho cả áo ngắn và áo dài. Người Chăm là dân tộc duy nhất có nam giới mặc váy ở nước ta.

(Còn nữa)

Bộ ảnh tuyệt đẹp về xứ sở Đông Dương năm 1944 kỳ I (CHI TIẾT)

 

Huệ Phương (Tổng hợp)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm