Mãn nhãn cuốn sách bằng vàng vô giá nhất lịch sử Việt Nam
Sách bằng vàng là một trong những bảo vật của người Việt còn lưu lại. Đây là loại sách có giá trị lớn về vật chất, văn hóa, tinh thần.
Mỹ nhân bị đồn là được 3 cha con Tào Tháo say như điếu đổ, một bước "lên tiên" vì tái hôn với kẻ thù nhưng có kết cục thê thảm / Lưu Thiện sau khi đầu hàng Tào Ngụy đã viết 3 chữ, Tư Mã Chiêu biết liền tha chết, cho sống yên ổn đến già: Rốt cuộc Lưu Thiện đã viết gì?
Sách đúc bằng vàng là sản phẩm đặc sắc của người Việt. Trong số các triều đại phong kiến Việt Nam, nhà Nguyễn từng cho đúc những cuốn sách bằng vàng. Ảnh: Lao Động.
Theo Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế, ngoài những quyển sách được đúc bằng vàng, triều Nguyễn còn cho đúc những cuốn sách bằng kim loại khác là bạc và đồng. Ảnh: Lao Động.
Theo Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế, trong 143 năm tồn tại của vương triều mình, nhà Nguyễn ban hành rất nhiều sách bằng vàng, bạc, đồng. Tất cả loại sách này có tên gọi chung là Kim sách. Ảnh: Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế.
Kim sách triều Nguyễn thường ghi lại chiếu dụ vua ban việc chính sự, lễ nghi triều đình như các hoàng đế lên ngôi, lập hoàng thái tử, tấn phong hoàng hậu, vương phi, phong tước, dâng, ban tôn hiệu, thụy hiệu cho hoàng thân, quốc thích, đặt tên cho hoàng đế nối ngôi, đặt tên lót và phân biệt thế thứ, thân sơ giữa dòng đế. Ảnh: Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế.
Theo sách Đại Nam thực lục, sách vàng triều Nguyễn là di sản quý cả về văn bản học, nghệ thuật đúc, khắc... Việc chế tạo kim sách giao cho Hữu ty thuộc Bộ Lễ thực hiện. Lời sách do đích thân các hoàng đế tự biên soạn hoặc sai các danh nho, đại thần đương thời chấp bút. Việc chế tác kim sách được thực hiện cẩn trọng, kỳ công. Ảnh: Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế.
Theo sách Đại Nam thực lục, năm 1816, hoàng đế Gia Long lập Nguyễn Phúc Đảm làm thái tử (vua Minh Mạng sau này) và ban cho Kim sách, Kim bảo. Kim sách dùng 5 tờ vàng, dài 5 tấc 6 phân 6 li, ngang 2 tấc 2 phân 4 ly, mỗi tờ dày 2 ly; ấn đúc bằng vàng, núm bằng con rồng ngồi, vuông 2 tấc 4 phân 3 ly, dày 3 phân 2 ly, khắc bốn chữ triện “Hoàng Thái tử bảo”. Ảnh: Báo Sài Gòn Giải Phóng.
Sách làm bằng bạc mạ vàng được ban cho các hoàng thân (con cháu hoàng tộc), hoàng tử, hoàng tôn (cháu vua). Mỗi khi được phong tước công hầu, triều đình sẽ dùng sách bạc mạ vàng 5 tờ, dài 5 tấc 4 phân, ngang 3 tấc 2 phân 4 ly, mỗi tờ dày 2 ly để ban cho từng người. Ảnh: Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế.
Dưới triều Nguyễn, các bà hoàng cũng được ban sách vàng, bạc theo phẩm trật mỗi người. Năm 1836, vua Minh Mạng ra quy định: Hoàng quý phi dùng sách vàng, lục phi dùng sách bạc mạ vàng, cửu tần cùng các tiệp dư, quý nhân, mỹ nhân, tài nhân dùng sách bạc, tài nhân không vào ban thứ nào dùng lụa màu, nữ quan, từ thủ đẳng đến hạ đẳng dùng giấy vẽ rồng. Ảnh: Báo Đảng Cộng sản.
Kim sách làm theo khổ chữ nhật đứng, bìa trước và sau trang trí hình rồng năm móng hoặc hình phượng đóng bốn khuyên tròn. Ngày nay, mỗi quyển kim sách là độc bản, không những chứa đựng các thông tin giá trị về lịch sử, văn hóa của triều đại mà còn là một di sản vô giá. Ảnh: Báo Đảng Cộng sản.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Là chủ của Thiên Đình, tại sao Ngọc Hoàng lại sợ hãi đến trốn cả vào gầm bàn, phải nhờ cậy Phật Tổ Như Lai khi Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung?
Phát hiện mới về nguyên nhân tuyệt chủng của loài 'quái vật' biển cổ dài
Ai được xem là ‘nhà thơ của làng cảnh Việt Nam’ ? Có bài thơ người Việt nào cũng thuộc
Cột tin quảng cáo