Bổ đôi "cục đá" nhặt được bên bờ biển, người đàn ông sốc khi biết đó là sinh vật có thể chuyển giới!
Chùa có tháp vàng đính kim cương, đá quý / Chiêm ngưỡng món quà mừng thọ vua Càn Long dâng tặng mẫu thân: Bộ Kinh Phật dát vàng, khảm 10.000 viên đá quý
Một du khách đang dạo chơi trên bãi biển thì trông thấy ven mặt nước có nhiều cục đá với hình dạng kỳ quái. Những cục đá này có màu xám đất, bề mặt xù xì nhưng sờ vào rất mềm tay và dường như bên dưới còn có thứ gì đó. Anh ta đã dùng dao để cắt cục đá ra.
Nào ngờ nó có thể cắt ra dễ dàng. Cảnh tượng sau đó khiến người đàn ông vô cùng sốc bởi dường như cục đá có thể chuyển động. Anh ta quyết định cắt toàn bộ cục đá ra và phát hiện bên trong đó toàn là vật thể mềm màu đỏ. Cục đá này giống như một sinh vật sống có thịt và còn chảy ra rất nhiều thứ nước trong suốt.
Hóa ra "cục đá" này là một loại sinh vật biển có tên "Pyura Chilensis" hay còn được gọi là "đá sống". (Ảnh: Kknews)
Sau đó, người du khách đã cầm "cục đá" kỳ lạ này vào trong làng để hỏi thăm ngư dân thì họ lại đề nghị thu mua chúng với giá hời.
Hóa ra, nó thực sự là một loại sinh vật biển. Nó có tên là "Pyura Chilensis" hay còn được gọi là "đá sống".
Trong cuốn sách "Saggio Sulla Storia Naturale del Chili" được xuất bản vào năm 1782, Juan Ignacio Molina, một tu viện trưởng đã từng mô tả ngắn gọn về sự xuất hiện của loài sinh vật biển này cũng như việc người dân bản địa sử dụng chúng như một hình thức kiếm sống.
Theo các nhà sinh vật học, Pyura chilensis được xem như một sinh vật kỳ lạ bởi khi sinh ra nó là giống đực, nhưng lớn lên chuyển thành giống cái!
Thức ăn của nó là các loại vi tảo, Pyura chilensis ăn chúng bằng cách lọc chúng trong nước biển qua một vòi hút. Thứ nước trong suốt chảy ra đó thực ra là máu của loại sinh vật này và trong máu của nó tồn tại nồng độ cao nguyên tố hiếm Vanadi.
Đá sống là một món đặc sản của ngư dân địa phương và có giá thành rất cao. (Ảnh: Kknews)
Pyura chilensis sinh sản bằng cách ném những đám mây tinh trùng và trứng vào vùng nước xung quanh. Nếu ở một mình, nó sẽ tự sinh sản bằng cách tự thụ tinh.
Dù có vẻ ngoài không đẹp mắt nhưng "đá sống" là đặc sản của người dân địa phương bởi nó có dinh dưỡng gấp 3 lần hải sản thông thường. Nó có thể được nấu chín hoặc ăn sống. Họ thường xắt nhỏ, đun sôi và dùng chung với nhiều món ăn khác nhau hoặc chiên chín ăn với bánh mì. Tuy nhiên, "đá sống" rất được ưa chuộng nhưng do sản lượng ít nên giá thành của nó rất cao.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách