Khám phá

Bộ lạc dùng nước tiểu và phân bò để tắm gội nhưng nhất quyết không ăn thịt bò

Bộ lạc sống tại châu Phi có những phong tục tập quán và cách sống vô cùng lạ lùng và kỳ dị. Cuộc sống của họ luôn gắn liền với những loài động vật, đặc biệt là gia súc.

Những bức ảnh ghi dấu ấn sâu đậm trong lịch sử thế giới / Ngắm những chú chim được định giá hàng trăm triệu

Khi mặt trời bắt đầu ló rạng trên sông Nile, tại trang trại của người Mundari, một thanh niên trong bộ tộc bắt đầu thói quen hàng ngày của mình. Sau khi làm sạch răng bằngmột cái que, anh gục đầu dưới dòng nước tiểu của một con bò. Hành động này không chỉ ngăn nhiễm trùng mà còn khiến tóc anh ta có màu cam.

Có rất ít tài liệu về cuộc sống của bộ lạc Mundari ở Nam Sudan. Cuộc sống của họ xuay quanh những con bò quý giá. Đây là con vật đại diện cho sự giàu có, địa vị và là của hồi môn của họ. Nhiếp ảnh gia Tariq Zaidi là một trong số ít người ghi lại được lối sống hấp dẫn của bộ lạc lâu đờinày.

Chàng trai bộ lạc nói trên tiếp tục những thói quen hàng ngày của mình. Sau khi "gội đầu" bằng nước tiểu bò, anh ta hút sữa tươi trực tiếp từ bầu vú của con vật, rồi đánh trống để báo cho những người còn lại trong bộ lạc rằng đã đến lúc đi chăn gia súc.

Chàng trai bộ lạc nói trên tiếp tục những thói quen hàng ngày của mình. Sau khi "gội đầu" bằng nước tiểu bò, anh ta hút sữa tươi trực tiếp từ bầu vú của con vật, rồi đánh trống để báo cho những người còn lại trong bộ lạc rằng đã đến lúc đi chăn gia súc.

Không chỉ nước tiểu bò mới mang lại sự bảo vệ cho người Mundari. Đàn ông trong bộ lạc còn bôi phân bò đã được đốt sang màu đào lên da. Nó giống như bột Talc, có tác dụng khử trùng và diệt muỗi tự nhiên. Người và bò ở đây đều sử dụng loại bột này thoa lên người để chống lại cái nóng như thiêu như đốt ở Sudan.

Mô tả quan hệ của bộ lạc với các sinh vật, nhiếp ảnh gia Tariq nói: "Những con bò của họ là điều quan trọng nhất trong cuộc sống. Và họ sẽ bảo vệ chúng bằng mọi giá". Do đó, bộ lạc sử dụng súng trường để canh chừng đàn gia súc có sừng lớn của mình. Ở đây, mỗi con bò đực có thể trị giá tới 500 USD (hơn 11 triệu đồng).

Ảnh minh họa

a

Mỗi năm, Nam Sudan có khoảng 350.000 con bò và bò đực bị đánh cắp, hơn 2.500 con bị người chăn gia súc giết chết. "Những con vật này được đối xử như những thành viên trong gia đình. Khi gia súc trở về từ đồng cỏ, chúng biết chính xác chủ của chúng ở đâu và đâu là nhà,giống như loàichó vậy", nhiếp ảnh gia cho biết. Ông nói thêm: "Các gia đình sẽ ngủ lại với con vật của mình, tắm rửa cho chúng bằng tro phân và làm cho nền đất trở nên mềm mại, sạch sẽ cho chúng nằm".

 

Với những vết sẹo chữ V đặc biệt trên trán, người Mundari coi trọng truyền thống, đặc biệt là khi nói đến môn đấu vật và âm nhạc. Họ sống chung với nhau, chia sẻ mọi thứ từ tấm chăn cho đến các công cụ loa động và sinh hoạt.

a

NgườiMundarinằm trong số những cá thể cao nhất thế giới, được cho là cao hơn cả đàn gia súc quý giá của mình. Trong số những gia súc này có Ankole-Watusi, một loài động vật màu trắng đặc biệt, có sừng cong. Chúng được mệnh danh là "gia súc của các vị vua". Sừng của con vật có thể dài tới 2,4m và là những con bò lớn nhất được bộ lạc trang trí kết tua rua.

"Mỗi người đàn ông Mundari tôi gặp đều có con bò yêu thích riêng của mình. Đó là tài sản quý giá nhất và phản ánh chính bản thân anh ta", nhiếp ảnh gia Tariqnói. Gia súc được sử dụng như một loại tiền tệ và là biểu tượng của thân phận, tạo thành một phần quan trọng của lương hưu hay hồi môn của mỗi gia đình.

Sau khi nội chiến kết thúc, hàng ngàn đàn ôngđã quay lại Nam Sudan để tim vợ. Điều này khiến "giá cô dâu" tăng lên và những con bò càng có giá trị hơn, thậm chí dễ xảy ra những cuộc tấn công chết người.

 

a

Ông Tariq Zaidi đã dành 10 năm để chụp ảnh của người dân bộ lạc và các tộc người bản địa tại hơn 30 quốc gia ở châu Phi. Nam Sudan được cho là không ổn định nhất trong số các nước này. Theo ước tính, có ít nhất 50.000 người đã thiệt mạng kể từ khi cuộc xung đột bắt đầu tại quốc gia này vào tháng 12/2013 và hơn 2,2 triệu người đã phải rời bỏ đất nước, một số khu vực nhất định bị đẩy tới bờ vực nạn đói. Cuộc xung đột khiến người dân dumục Mundari tiếp tục chăn gia súc của họ qua đôi bờ sông Nile. "Cuộc chiến đang diễn ra ở Nam Sudan đã chia cắt bộ lạc khỏi phần còn lại của thế giới. Họ không mọa hiểm vào thị trấn. Họ ở lại những bụi cây và đó là lý do tại sao lại tồn tại cách sống độc đáo như vậy", ông Tariq chia sẻ.

Tariq nói thêmrằng người Mundari không thích chiến tranh và "súng của họ không phải để giết người mà là để bảo vệ đàn gia súc của mình". Tất cả người Mundari đều muốn chăm sóc vật nuôi của họ và "họ sẽ bảo vệ chúng bằng mọi giá".

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm