Bữa ăn cuối cùng của khủng long "bọc thép" sau 110 triệu năm vẫn nguyên vẹn
Một dạng sống khác "trỗi dậy" từ tiểu hành tinh giết khủng long? / Tìm thấy hóa thạch cực hiếm của “siêu khủng long” khổng lồ
Hóa thạch trong mơ của các nhà khảo cổ
Và bây giờ chúng ta biết thực đơn nó đã ăn trong bữa ăn cuối cùng của nó.
Dạ dày khủng long và bằng chứng về chế độ ăn uống của chúng hiếm khi được bảo tồn.Trong trường hợp này, một ngôi mộ bùn đã bao bọc và bảo tồn con khủng long tốt đến nỗi ngay cả dạ dày của nó vẫn còn nguyên vẹn đủ để cho chúng ta biết rằng đó là loài kén ăn.
Các chi tiết về chế độ ăn của loài khủng long này đã được công bố vào 02/6 trên tạp chí Royal Society Open Science.
"Các mảnh lá và hóa thạch thực vật khác đã được bảo quản nguyên vẹn đến tận cấp độ tế bào", Tiến sĩ David Greenwood, nhà sinh vật học Đại học Brandon, cho biết.
Loài khủng long này được biết đến với cái tên Borealopelta markmitchelli, được tìm thấy dưới đáy biển đầy bùn vào năm 2011 trong hoạt động khai thác ở phía bắc Fort McMurrayở Alberta, Canada.
Nó đã được trưng bày tại Bảo tàng Cổ sinh vật học Hoàng gia Tyrrell ở Alberta từ năm 2017. Hóa thạch được tiết lộ sau khi kỹ thuật viên bảo tàng Mark Mitchell dành sáu năm để nghiên cứu một cách cụ thể về da và xương của con khủng long.
Nghiên cứu cho thấy, con khủng long này nặng hơn một tấn. Nhưng nó sống nhờ thực vật và dương xỉ, điều này biết được dựa vào việc xem xét dạ dày của nó.
Jim Basinger, đồng tác giả nghiên cứu, nhà địa chất học của Đại học Saskatchewan, trong một tuyên bố cho biết: "Khi mọi người nhìn thấy hóa thạch tuyệt đẹp này và biết rằng đây là bữa ăn cuối cùng của nó bởi vì dạ dày được bảo quản rất tốt bên trong bộ xương, cung cấp một cái nhìn thoáng qua về các hoạt động hàng ngày của nó: nơi sống và thức ăn ưa thích."
Khám phá này cung cấp bằng chứng rõ ràng về những gì một con khủng long ăn cỏ to lớn đã ăn - trong trường hợp này, rất nhiều lá dương xỉ, một số là thân và cành cây.Các chi tiết của cây được bảo quản tốt trong dạ dày đến mức chúng có thể được so sánh với các mẫu lấy từ các cây ngày nay, bao gồm các lớp tế bào hiển thị rõ cả khí khổng, biểu bì.
Một loài kén ăn
Khám phá này đã thay đổi những gì các nhà nghiên cứu biết về chế độ ăn của những động vật ăn cỏ lớn như vậy và các loại thực vật tiết lộ nhiều hơn về sự tương tác của khủng long với môi trường của nó.
Loài khủng long bọc thép này rất kén chọn.Các nhà nghiên cứu đã so sánh thức ăn trong dạ dày của nó với các nghiên cứu về lá cây hóa thạch trong cùng khoảng thời gian và khu vực.Loài bọc thép này đặc biệt thích ăn lá mềm của một số dương xỉ nhất định và phần lớn bỏ qua lá cây thông thường.
Nhìn chung, họ đã tìm thấy 48 mẫu siêu hóa thạch của phấn và bào tử ngành rêu tản, 26 mẫu rêuvà dương xỉ, hai cây hoa và 13 cây lá kim.
Việc bảo quản nguyên liệu thực vật trong dạ dày cho thấy con khủng long đã chết và bị vùi lấp ngay sau khi ăn. Dựa trên các vòng sinh trưởng và sự trưởng thành của một số nguyên liệu thực vật, các nhà nghiên cứu có thể xác định rằng cái chết của khủng long có thể xảy ra giữa cuối mùa xuân đến giữa mùa hè.
Than trong dạ dày
Một vấn đề là than, cũng được tìm thấy trong dạ dày của nó.Điều đó có nghĩa là nó đang gặm cỏ ở một khu vực bị hỏa hoạn tấn công.Các nhà nghiên cứu biết rằng cháy rừng là khá phổ biến trong các khu rừng trong thời kỳ đầu kỷ Phấn trắng, từ 100 triệu đến 145 triệu năm trước.
Và sau khi cháy rừng, dương xỉ sẽ mọc thấp gần mặt đất. Sự tăng trưởng mới này cũng sẽ ngon miệng hơn và có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn so với trước đây.
Các vụ cháy rừng có khả năng xảy ra ở khu vực nơi mà các loài ăn cỏ này đang kiếm ăn trong khoảng 6 đến 18 tháng trước đó.Đó là thời gian đủ để dương xỉ tươi tốt lên.
Những viên đá gizzard, giống như những con chim nuốt để giúp tiêu hóa, cũng được tìm thấy trong dạ dày của khủng long.
Các nhà nghiên cứu sẽ tiếp tục nghiên cứu loài khủng long để xem những bí mật nào khác mà chúng có thể tiết lộ, như làm thế nào loài này có thể phát triển mạnh và đạt được kích thước lớn như vậy với thức ăn chất lượng tương đối kém. Jessica Kalyniuk, sinh viên tốt nghiệp của Greenwood, đang nghiên cứu các loài thực vật hóa thạch từ hệ tầng Gates ở chân núi Rocky của Alberta để tìm hiểu thêm về những khu rừng nơi loài khủng long này sinh sống.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?