Bộ lạc Himba làm đẹp bằng đất đỏ và tắm bằng khói thảo mộc
Cuộc sống kỳ lạ của tộc người ‘máu đen’ sống trên hồ nước ngọt cao nhất thế giới: Ở nơi cô lập tưởng cổ hủ mà hiện đại đáng kinh ngạc / Đi 30 nước chụp ảnh các bộ tộc sống tách biệt với thế giới
Bộ lạc Himba có khoảng 50 ngàn người, sinh sống tại vùng Kunene ở phía bắc Namibia (đất nước nằm ở phía tây nam châu Phi). Họ là những người chăn nuôi gia súc bán du mục vì có các trang trại để trồng trọt, nhưng vẫn có thể phải di chuyển trong năm tùy thuộc vào lượng mưa và tìm nơi có nguồn nước.
Cư dân bộ lạc Himba ở trong những ngôi làng đơn sơ. Mỗi ngôi nhà có cấu trúc hình nón, liên kết với nhau bằng lá Mopane, loại lá phổ biến ở Châu Phi và tường nhà được xây dừng từ bùn trộn chất thải của người nhằm tạo độ vững chắc.
Cư dân bộ lạc Himba sống khá ẩn dật, cảnh giác với các mối liên hệ từ bên ngoài và sẵn sàng chống lại bất kỳ hình thức nào bị cho là "làm ô nhiễm" tín ngưỡng và văn hóa bản địa của họ.
Đàn ông Himba chủ yếu đảm nhận việc chăn nuôi dê, bò, cừu… Phụ nữ lo kiếm củi, tìm nguồn nước ngọt để sử dụng, nấu ăn, vắt sữa bò, chăm sóc con cái và tham gia vào các hoạt động nghệ thuật chung của bộ lạc. Nhưng bộ lạc Himba cũng nổi tiếng là một trong những bộ tộc ấm áp nhất châu Phi bởi cách sống phóng khoáng, nền kinh tế tự cung tự cấp khá ổn cùng những phong tục cởi mở khiến người du khách kinh ngạc.
Người Himba rất thích thể hiện vẻ duyên dáng của mình bằng cách làm đẹp độc đáo đặc trưng. Đó là bao phủ khắp người bằng otijze - loại "kem" đặc màu đỏ trông như bùn đỏ, được làm bằng đá nghiền trộn với thảo dược. Nhờ vậy họ bảo vệ được làn da dưới ánh nắng mặt trời thiêu đốt và tránh bị côn trùng châm chích.
Người Himba hâu như không tắm bằng nước, lý do là vì họ sống trong môi trường khí hậu sa mạc khắc nghiệt nhất trên Trái Đất, nên nước ngọt rất hiếm. Tuy vậy trông họ vẫn khỏe mạnh, sạch sẽ, nhiều phụ nữ khá xinh đẹp, tươi tắn nhờ trang điểm bằng otijze hàng ngày.
Để giữ cơ thể sạch sẽ, người Himba dùng nhiều loại thảo mộc phơi khô, giã nhỏ sau đó để trên gạch và đốt, xông khói khắp cơ thể. Để xông hiệu quả hơn, họ dùng một chiếc khăn phủ quanh người. Một cách khác là họ cho một ít than củi đang cháy vào chiếc bát nhỏ đựng lá thơm, chờ cho khói bốc lên thì cúi đầu trên chiếc bát cho đổ mồ hôi mặt. Rồi trùm chăn lên bát lá thơm để giữ cho làn khói bao trùm khắp cơ thể làm đổ mồ hôi toàn thân.
Truyền thống là vậy, nhưng hiện nay nhịp sống chậm của cư dân bộ lạc Himba cũng đã có những thay đổi. Nhiều nam nữ thanh niên rời quê hương đi học, đi làm ở thành phố, hòa mình vào thế giới hiện đại bên ngoài. Thực tế này khiến những người còn lại rất lo lắng rằng việc gìn giữ và lưu truyền bản sắc của bộ lạc cho các thế hệ tương lai không biết sẽ ra sao.
- Video: Chiêm ngưỡng những hình ảnh đẹp và hiếm về bộ lạc trên quần đảo Marquesas hoang sơ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chân dung Tổng thống trẻ tuổi nhất thế giới ghi tên vào Sách kỷ lục Guinness, đắc cử sau khi đảo chính thành công
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loài vật có 'của quý' lớn nhất thế giới và cách giao phối đầy ám ảnh của con đực với con cá
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?