Bộ lạc kỳ lạ, thà chết đói cũng không chịu trồng trọt, không biết tiền là gì
Không phải cá mập, đây mới là loài cá liên tục phá hoại tàu thuyền ở châu Âu / Tìm thấy “tủ lạnh” cách đây 2.500 năm, công nghệ hiện đại không thể tạo ra phiên bản
Thế giới có rất nhiều dân tộc, mỗi dân tộc lại có phong tục và những nét đặc sắc riêng. Trong xã hội hiện đại, ai ai cũng đều hướng tới những tiện ích giúp con người văn minh hơn, nhưng thực tế vẫn tồn tại bộ lạc kỳ lạ chỉ sống bằng săn bắn, phụ thuộc vào thiên nhiên giống như thời nguyên thủy, không biết tiền là gì.
Thế giới có rất nhiều dân tộc, mỗi dân tộc lại có phong tục và những nét đặc sắc riêng. (Nguồn: Sohu)
Đó chính là bộ lạc Hadza ở châu Phi. Người Hadza sống ở vùng cao nguyên Đông Phi, chủ yếu ở Tanzania. Họ gồm các nhóm nhỏ khoảng 30 người sống rải rác ở khu rừng rậm xung quanh khu bảo tồn Ngorongoro.
Cách sống của bộ lạc này hiện vẫn như thời kỳ nguyên thủy. Đàn ông săn bắn, còn phụ nữ hái lượm. Họ săn khỉ đầu chó, rắn và thậm chí cả sư tử ăn thịt người bằng cung tên thủ công thay vì trồng trọt, chăn nuôi gia súc.
Họ cũng không xây dựng nơi ở kiên cố và lâu dài. Những người đàn ông ở đây học cách chế tạo cung tên và săn bắn từ khi còn nhỏ. Có thể nói, cung tên đồng hành cùng họ suốt cuộc đời.
Cuộc sống của bộ lạc Hadza rất bình đẳng, sau khi săn được thức ăn, họ sẽ chia đều cho mọi người. Họ không có thủ lĩnh, khi gặp vấn đề gì họ sẽ cùng nhau thảo luận.
Đàn ông săn bắn, còn phụ nữ hái lượm. (Nguồn: Sohu)
Điều gì khiến họ luôn giữ nếp sống như vậy?
Có lẽ là do thói quen sống đó được hình thành và nuôi dưỡng ngay từ khi họ mới sinh ra. Họ không muốn đánh mất nét truyền thống của bộ lạc mình mà tổ tiên xưa đã truyền lại.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Là chủ của Thiên Đình, tại sao Ngọc Hoàng lại sợ hãi đến trốn cả vào gầm bàn, phải nhờ cậy Phật Tổ Như Lai khi Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung?
Ai được xem là ‘nhà thơ của làng cảnh Việt Nam’ ? Có bài thơ người Việt nào cũng thuộc
Nhà thơ 'lười' nhất lịch sử: Cả đời chỉ sáng tác một bài hai câu thơ, được truyền muôn đời