Khám phá

Xung đột Nga-Ukraine đe dọa bí mật 'Cổng vào thế giới ngầm'

Các nhà địa chất mới đây bày tỏ lo ngại về việc không thể tiếp cận một đặc điểm địa chất độc đáo nằm ở vùng Viễn Đông xa xôi của Nga - nơi có thể nắm giữ những bí mật về sự sống trên Trái đất. Từ đó có thể giúp dự đoán cách thế giới hiện đại sẽ ứng phó thế nào với những thay đổi khí hậu trong tương lai.

Khám phá ống dung nham cổ đại tại trung tâm Trái Đất / 6 bằng chứng cho thấy người ngoài hành tinh đã đến trái đất từ ​​thời cổ đại

Hố sụt Batagay ở Siberia thuộc Nga có thể đang nắm giữ những bí mật về sự sống trên Trái đất hơn 600.000 năm trước, nhưng kể từ khi nổ ra xung đột Nga-Ukraine vào 24/2/2022, các nhà nghiên cứu phương Tây hầu như không thể tiếp cận địa điểm này.

Nhà cổ sinh vật học Thomas Opel của Viện Alfred Wegener Đức mới đây tiết lộ lo lắng, Chiến dịch quân sự đang làm gián đoạn toàn bộ nghiên cứu của họ về sự sống trên Trái đất và cả sự hợp tác lâu dài với các tổ chức, cũng như các nhà nghiên cứu Nga.

Hố sụt Batagay - vụ sạt lở đất đóng băng lớn nhất hành tinh, trải dài trên diện tích 80 ha, là một phần sườn đồi khổng lồ bị đổ sụp ở vùng cao Yana, phía Bắc Yakutia của Nga. Đây cũng là vùng đất băng giá rộng lớn thuộc Siberia, được người dân địa phương gọi là "cổng vào thế giới ngầm".

Xung đột Nga-Ukraine đe dọa bí mật 'Cổng vào thế giới ngầm'. Trong ảnh: Hố sụt Batagay ở Siberia thuộc Nga. (Nguồn: Viện Alferd Wgener, Đức)

Xung đột Nga-Ukraine đe dọa bí mật 'Cổng vào thế giới ngầm'. Trong ảnh: Hố sụt Batagay ở Siberia thuộc Nga. (Nguồn: Viện Alferd Wgener, Đức)

Hố sụt Batagay liên tục biến đổi và là một “cửa sổ” hữu ích cho các nhà địa chất. Batagay chứa đựng lớp băng vĩnh cửu có niên đại lên tới 650.000 năm, lâu đời nhất Siberia và lâu thứ 2 trên thế giới, chỉ xếp sau một khu vực thuộc vùng Yukon của Canada.

Như một "kho chứa" an toàn các lớp băng hà suốt 650.000 năm, Batagay là hố trầm tích khổng lồ có thể tiết lộ những gì đã xảy ra đối với môi trường và khí hậu trong khu vực, nhờ vào việc phân tích thành phần hóa học của các lớp trầm tích.

TheoLive Science, nghiên cứu mới của Nhóm của nhà cổ sinh vật học Thomas Opel cho thấy, hố sụt khổng lồ Batagay có thể được sử dụng để tái tạo khí hậu và môi trường thời cổ đại của Trái Đất. Việc nghiên cứu chi tiết những thay đổi đó có thể giúp con người hiểu biết thêm về biến đổi khí hậu thời hiện đại. Lớp băng vĩnh cửu có thể được sử dụng để tìm hiểu về nhiệt độ và các hệ sinh thái trong quá khứ, từ đó có thể giúp dự đoán cách thế giới hiện đại sẽ ứng phó thế nào với những thay đổi khí hậu trong tương lai.

Kể từ khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra vào tháng 2/2022, các nhà nghiên cứu phương Tây hầu như không thể tiếp cận địa điểm này. Nhà khoa học Thomas Opel cho biết, nếu sự sụt lún chạm đến nền đá gốc, sẽ "không còn vật liệu giàu băng nữa" để lấy mẫu.

 

"Không ai biết khi nào điều đó sẽ xảy ra, có thể sau 10 năm, 50 năm hoặc 100 năm nữa", chuyên gia Opel tỏ rõ sự lo lắng.

Ông tiết lộ, có thể nhìn thấy rõ những thay đổi tại nợi đây. “Nước tan chảy nhỏ giọt liên tục và những khối đất đóng băng khổng lồ sẽ lở khỏi núi và rơi xuống”, vị chuyên gia này cảnh báo.

Nguyên nhân của sự sụt giảm đến nay vẫn chưa rõ ràng, nhưng các nhà nghiên cứu tin rằng, nó nhiều khả năng liên quan tới nạn phá rừng và các chấn động gây ra bởi máy móc hạng nặng.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm