Bỏ lỡ 3 mãnh tướng và 2 mưu sĩ này, Lưu Bị để mất cơ hội tăng thêm thắng lợi trong cuộc chiến giành thiên hạ với Tào Ngụy và Đông Ngô
Trước khi giết Lã Bố, vì sao Tào Tháo không hỏi mưu sĩ giỏi giang bên cạnh mình mà lại hỏi ý kiến của Lưu Bị? / Làm trái 1 lời dặn của Lưu Bị trước khi chết, Gia Cát Lượng phạm phải sai lầm không thể cứu vãn, ngàn năm sau vẫn bị nhắc tên
Trái ngược với các chư hầu, trước trận chiến Xích Bích, Lưu Bị vẫn luôn lang bạt kỳ hồ, nay đây mai đó, không hề có lãnh địa riêng nào cho mình. Về nguyên nhân sâu xa, phải kể đến nhiều yếu tố, nhưng một trong các nguyên nhân, ấy chính là việc Lưu Bị bỏ lỡ mất nhân tài.
Tức là sau khi Lưu Bị được các vị hiền tài xuất chúng như Gia Cát Lượng, Bàng Thống giúp sức, thì mới có thể cùng Tào Tháo, Tôn Quyền chia ba thiên hạ, tạo thế chân vạc, nhưng trước khi gặp được Gia Cát Lượng cùng Bàng Thống, Lưu Bị đã từng bỏ lỡ mất năm người tài năng xuất chúng trong đó có ba vị mãnh tướng và hai vị mưu sĩ.
Thái Sử Từ
Thái Sử Từ (sinh năm 166 – mất năm 206), tự là Tử Nghĩa, người huyện Hoàng, Đông Lai (nay thuộc thành đông Hoàng Thành, Long Khẩu, Sơn Đông). Ông là một vị danh tướng cuối thời Đông Hán, làm quan đến chức Đô úy Kiến Xương, tinh thông cung mã, tiễn pháp thiện nghệ.
Thái Sử Từ từng làm quan dưới trướng Khổng Dung, khi Khổng Dung gặp khó khăn, ông đã đi cầu cứu Lưu Bị. Cho nên, giữa Thái Sử Từ và Lưu Bị có giao tình với nhau. Nhưng sau khi giúp Khổng Dung giải vây khốn, Lưu Bị lại tiếp tục lưu lạc, còn Thái Sử Từ trở thành thuộc hạ cho Giang Đông Tôn Sách.
Khi Tôn Sách bình định Giang Đông, Thái Sử Từ đã lập được nhiều chiến công hiển hách. Chỉ tiếc là, Thái Sử Từ mất sớm (năm Kiến An thứ mười một, tức năm 206 sau Công nguyên, khi ấy vẫn còn cách trận Xích Bích hai năm), nếu không Thái Sử Từ đã có thể lập nên nhiều chiến công vĩ đại hơn trong hàng ngũ tướng lĩnh Đông Ngô. Cho nên, Lưu Bị đã bỏ lỡ mất một vị mãnh tướng như Thái Sử Từ, quả thật là một chuyện đáng tiếc.
Điền Dự
Điền Dự (sinh năm 171 - mất năm 252), tự là Quốc Nhượng, người huyện Ung Nô quận Ngư Dương (nay thuộc phía Đông Bắc khu Vũ Thanh thành phố Thiên Tân). Khi Lưu Bị đầu quân thế lực Công Tôn Toản, Điền Dự vẫn còn nhỏ tuổi, khi ấy Điền Dự nương nhờ Lưu Bị, Lưu Bị khi ấy rất coi trọng Điền Dự.
Nhưng, sau này, vì mẹ tuổi già quay về quê cũ nên Điền Dự phải từ biệt Lưu Bị. Sau này, Điền Dự lại quay trở dưới trướng của Công Tôn Toản thì Lưu Bị đã đi tranh giành Trung nguyên. Đến khi Công Tôn Toản chiến bại thân vong, Điền Dự lại đi theo Tào Tháo.
Khi Tào Tháo tấn công Hà Bắc, Điền Dự chính thức có được sự trọng dụng của ông, nhiều lần giữ chức huyện lệnh huyện Dĩnh Âm, Lang Lăng, Thái thú Dặc Dương…
Trong các danh tướng thời kì Tam quốc cuối nhà Đông Hán, Điền Dự sau này trấn thủ biên cương phía Bắc nhà Ngụy nhiều năm, lập nhiều chiến công như chinh phạt quận Ô Hoàn, chém đầu vua Ô Hoàn là Cốt Tiến, phá Kha Tỉ Năng, chính vì vậy, Điền Dự rất ít khi tham gia vào chiến trận giữa nhà Ngụy với Đông Ngô và Thục Hán, cho nên Điền Dự không nổi tiếng như Thục Hán Ngũ Hổ Tướng, hay Tào Ngụy Ngũ Tử Lương Tướng.
Bàng Đức
Về mãnh tướng Bàng Đức, tài năng của ông đã được bộc lộ rõ nét trong trận Tương Dương - Phàn Thành. Bàng Đức có thể đấu với Quan Vũ mà không bị yếu thế, cũng thề chết không đầu hàng, điều đó đã cho thấy sự dũng mãnh, kiên cường của ông. Trên thực tế, trước khi theo phe của Tào Tháo, Bàng Đức đã có nhiều khả năng theo phe Lưu Bị.
Năm Kiến An thứ mười bảy (tức năm 212), Tào Tháo phá Mã Siêu, Hàn Toại tại Vị Nam, Bàng Đức đã theo Mã Siêu chạy vào Hàn Dương, trấn thủ Ký Thành.
Năm Kiến An thứ mười chín (tức năm 214), Bàng Đức lại cùng Mã Siêu nương nhờ Hán Trung, phò tá Trương Lỗ. Nhưng, khi Mã Siêu theo phò tá Lưu Bị, Bàng Đức vì vẫn ở Hán Trung nên không thể theo Mã Siêu cùng gia nhập doanh trại nhà Thục Hán. Nguyên nhân sâu xa hơn, rất có thể là khi Mã Siêu dẫn quân tiến vào Ích Châu, Bàng Đức bị Trương Lỗ giữ lại làm con tin. Cho nên, khi Tào Tháo bình định Hán Trung, vì thấy Bàng Đức thiện chiến dũng mãnh nên đã chiêu mộ ông theo phe mình.
Từ Thứ
Bên trên là ba vị mãnh tướng, tiếp sau đây là hai vị mưu sĩ Lưu Bị bỏ lỡ.
Từ Thứ tên gốc là Từ Phúc, là đệ tử Hàn Môn. Lúc trẻ vì báo thù cho người khác, sau khi được cứu, ông đổi tên thành Từ Thứ.
Vào cuối thời Đông Hán, Từ Thứ cùng bạn cùng quận là Thạch Quảng Nguyên lánh nạn tại Kinh Châu, quen biết thân thiết cùng các đạo hữu như Tư Mã Huy, Gia Cát Lượng, Thôi Châu Bình…cùng mọi người kết bạn giao lưu, cùng nhau tiến bộ.
Khi Lưu Bị đóng quân ở Tân Dã, Từ Thứ đến đầu quân cho phe ông, còn tiến cử Gia Cát Lượng với Lưu Bị. Nhưng điều đáng tiếc là, về sau, mẹ của Từ Thứ bị Tào Tháo bắt làm con tin uy hiếp ông, nên Từ Thứ bất đắc dĩ phải từ biệt Lưu Bị, đầu quân cho Tào doanh. Nếu như nhà Thục Hán vẫn có sự trợ giúp của Từ Thứ, thì áp lực của Gia Cát Lượng cũng sẽ giảm bớt đi nhiều.
Trần Quần
Trần Quần xuất thân danh môn, lúc trẻ, ông được mời đến Dự Châu làm Biệt giá. Dù rằng, vào cuối thời Đông Hán, Trần Quần ban đầu đã là người dưới trướng của Lưu Bị, nhưng do Lưu Bị số phận lang bạt kỳ hồ, cuối cùng Lưu Bị cùng Trần Quần cũng đường ai nấy đi.
Khi Tào Tháo làm chủ Từ Châu, Trần Quần được phong làm Tư Không Tây Tào Duyện Chúc. Khi Tào Tháo trở thành Ngụy Công, Trần Quần nhậm chức Ngự Sử Trung Thừa của Ngụy quốc, sau bái Sử bộ Thượng thư, phong thành Xương Vũ Đình Hầu.
Sau khi nhà Ngụy thành lập, Trần Quần lần lượt đảm đương các chức vụ như Thượng Thư Lệnh, Trấn quân Đại Tướng quân, Trung Hộ Quân, Lục Thượng Thư Sự. Trước lúc Tào Phi lâm chung, ông phong Trần Quần, Tư Mã Ý, Tào Chân và Tào Hưu làm bốn vị đại thần phụ chính. Đến khi Tào Duệ lên ngôi, Trần Quần nhậm chức Tư Không, Lục Thượng Thư Sự, vị trí cao nhất lên đến Dĩnh Âm Hầu.
Cho nên, rõ ràng là, chức vị của Trần Quần trong triều đình nhà Ngụy đã tương đương với vị trí Thừa Tướng, cũng tức là ông là một mưu sĩ có tài năng của một vị Thừa Tướng.
Tháng 12 năm Thanh Long thứ tư (tức tháng 2 năm 237), Trần Quần bệnh nặng qua đời, thụy hiệu "Tĩnh". Nếu như Lưu Bị không bỏ lỡ mất Trần Quần, thì nhà Thục Hán đã có được một tài năng sánh ngang với Gia Cát Lượng.
Tóm lại, cả đời Lưu Bị quả thực đã bỏ lỡ rất nhiều nhân tài. Nếu như ông có thể chiêu mộ được ba vị mãnh tướng cùng hai vị mưu sĩ trên thì Thục Hán sẽ như hổ thêm cánh, gia tăng phần thắng hơn trong cuộc chiến xưng bá thiên hạ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách