Bộ sách nào được coi là bách khoa toàn thư đầu tiên của Việt Nam?
DNVN - Bộ sách này được các nhà sử học đánh giá là Bách khoa toàn thư đầu tiên của Việt Nam. Nội dung bộ sách phản ánh đầy đủ các mặt về đời sống kinh tế - chính trị - xã hội của Việt Nam trong chiều dài lịch sử.
Những bức ảnh về cực quang ấn tượng nhất năm 2020 / Cuộc đời bất hạnh của người đàn ông có chỉ số IQ cao nhất thế giới
Năm 1821, khi nhậm chức quan nhỏ ở Quốc Tử Giám (Huế), Phan Huy Chú dâng cuốn "Lịch triều hiến chương loại chí" lên vua Minh Mạng. Sau khi xem xong, ông vua hay chữ nhà Nguyễn khen Phan Huy Chú “soạn khéo lắm” rồi ban thưởng 30 lạng bạc, 30 thỏi mực, 30 cái bút.
Bộ "Lịch triều hiến chương loại chí" là bộ sách đồ sộ có tất cả 10 phần, 49 quyển. Sau khi xem xong, nhận thấy giá trị của bộ sách, vua Minh Mạng cho in khắc thành nhiều bản để lưu hành, phổ biến trong cả nước.
"Lịch triều hiến chương loại chí" có 10 phần, được chia thành 10 chí, gồm: Địa dư chí, nhân vật chí, quan chức chí, lễ nghi chí, khoa mục chí, quốc dụng chí, hình luật chí, binh chế chí, văn tịch chí, bang giao chí.
"Lịch triều hiến chương loại chí" được các nhà sử học đánh giá là Bách khoa toàn thư đầu tiên của Việt Nam. Nội dung bộ sách phản ánh đầy đủ các mặt về đời sống kinh tế - chính trị - xã hội của Việt Nam trong chiều dài lịch sử. Nhà nghiên cứu lịch sử Việt Nam G.P.Muraseva đánh giá: "Lịch triều hiến chương loại chí là bộ sách xứng đáng được gọi là bách khoa toàn thư về cuộc sống Việt Nam. Không có công trình nào sánh nổi về bề rộng của phạm vi các vấn đề trong khoa lịch sử sử học Việt Nam thời phong kiến".
Để soạn thành công bộ sách này, Phan Huy Chú phải bỏ ra 10 năm (1809-1819). Muốn toàn tâm toàn ý cho công việc, ông bỏ nhà vào núi trú ẩn, nhằm tránh khách khứa, bạn bè thường ngày vẫn tìm đến giao du. Thậm chí, ông còn lấy nghệ bôi vào mặt, tay và đun nước thơm như đang sắc thuốc để cáo bệnh mà tránh bạn bè.
Phan Huy Chú (1782-1840) là nhà bác học lớn của Việt Nam thời trung đại. Ông sinh ra trong gia đình khoa bảng lừng danh, cha là Phan Huy Ích, nhà nho có tiếng đậu tiến sĩ đời Hậu Lê, từng làm quan cho nhà Tây Sơn. Mẹ là Ngô Thị Thực, con gái của Ngô Thì Sĩ, em gái Ngô Thì Nhậm. Từ nhỏ, ông được cậu Ngô Thì Nhậm rèn dạy, lớn lên nổi tiếng là người thông tuệ, uyên bác.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bằng chứng hiếm có về tục lệ ăn thịt người thời cổ đại
5 loại gỗ đắt nhất thế giới: Việt Nam có 1 loại nổi tiếng khắp thế giới, giá 2,3 tỷ/kg
Rùng mình tục lệ ăn thịt người chết ở rừng Amazon
Khai quật lăng mộ lãnh chúa 1.200 tuổi chứa đầy vàng ở Panama
Loài chó ‘biết hát’ cực kì quý hiếm hồi sinh sau 50 năm tưởng đã tuyệt chủng
CLIP: Cảnh tượng đáng kinh ngạc, bọ ngựa tóm gọn chim ruồi trong chớp mắt
Cột tin quảng cáo