Bộ tộc có nhiều phụ nữ xinh đẹp nhất thế giới, được tùy ý chọn chồng và lấy bao nhiêu người cũng được
Thành phố biến mất tiết lộ sự "bốc hơi" bí ẩn của bộ tộc 20.000 dân / Bộ tộc dùng nước tiểu và phân bò nhưng quyết không ăn thịt chúng
Ẩn mình trong những ngọn núi gần biên giới Pakistan và Afghanistan, 3 thung lũng Bumboret, Birir và Rumbur là nơi ở của cộng đồng người Kalash. Bộ tộc người Kalash với dân số khoảng 4.000 người sống ở vùng thung lũng Kalasha thuộc núi Hindu Kush, tỉnh Khyber-Pakhtunkhwa, Pakistan.
Người Kalash có ngoại hình rất khác biệt so với phần đông dân số tại Pakistan. Họ cũng được mệnh danh là tộc người đẹp nhất thế giới, đặc biệt là các cô gái Kalash, với nước da trắng, tóc sáng màu, đôi mắt có màu xanh hoặc nâu.
Vì vậy, họ được cho là có gốc gác từ Hy Lạp, hậu duệ của quân đội Alexander Đại đế - lực lượng xâm chiếm vùng Nam Á vào thế kỷ thứ 4 TCN. Năm 2014, các nhà di truyền học đã tuyên bố DNA của người Kalash có liên quan tới người châu Âu cổ đại.
Người Kalash có ngoại hình rất khác biệt so với phần đông dân số tại Pakistan.
Trang phục truyền thống của người Kalash rất sặc sỡ với sợi dệt cầu vồng, mũ đính cườm và lông vũ. Bộ tộc này có niềm tin tôn giáo và ngôn ngữ riêng. Họ tôn vinh các vị thần thông qua âm nhạc, khiêu vũ và rượu. Họ tin rằng thần linh có những linh hồn và sứ giả truyền tin qua thế giới tự nhiên. Để thỉnh cầu thần linh, người Kalash dựng bàn thờ và cúng tế dê.
Khi mà ngay cả ở các quốc gia phát triển hơn của Châu Á, phụ nữ vẫn còn chịu nhiều bất bình đẳng về hôn nhân và tình dục, thì phụ nữ Kalash lại có toàn quyền quyết định trong cuộc sống hôn nhân của mình.
Phụ nữ Kalash được cho là tự do và hạnh phúc nhất thế giới khi có thể tùy ý chọn chồng, có quyền ly hôn, lấy người khác nếu cuộc hôn nhân của họ không hạnh phúc. Đáng chú ý, kể cả trong lúc chưa ly hôn, người phụ nữ Kalash có thể bỏ trốn theo tình yêu mới mà không bị chỉ trích.
“Chúng tôi chọn chồng của chúng tôi. Nếu họ đối xử không tốt với chúng tôi hay không chịu làm việc, chúng tôi có thể bỏ đi và tìm một người chồng mới”, một cô gái thuộc bộ tộc Kalash từng chia sẻ.
Hôn nhân được định ước qua một điệu nhảy của đôi trai gái, trước khi cả hai cùng chạy về nhà chú rể. Sau khi nhà trai đến thăm nhà cô dâu, cặp đôi mới chính thức được cộng đồng chào đón và công nhận là vợ chồng. Phụ nữ ở đây có quyền ly hôn, lấy người khác nếu không hạnh phúc bên chồng.
Đàn ông trong cộng đồng làm công việc chăn nuôi gia súc. Phụ nữ bộ tộc Kalash thường làm các công việc như may vá, quán xuyến gia đình và chăm sóc con cái, thời gian còn lại họ có thể hát, khiêu vũ và trò chuyện với bạn bè.
Tuy nhiên, phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt hay đang mang thai bị người Kalash coi là dơ bẩn, không được phép tới gần đàn ông. Họ sẽ tới ở một ngôi nhà có tên bashali nằm ở cuối làng. Nhưng dường như đây là lý do để phụ nữ thư giãn, bởi hàng ngày họ đọc sách, thêu thùa và đợi người thân mang đồ ăn tới trước cửa.
Người Kalash lo ngại nền văn hóa của họ sẽ mai một, khi nhiều thanh niên cải đạo sang Hồi giáo còn phụ nữ kết hôn với người ngoại tộc. Một mối đe dọa khác đối với bản sắc của họ là hiện đại hóa. Những người trẻ tuổi đã chuyển đến thành phố để học tập, tìm kiếm công việc và yêu thích cuộc sống công nghệ hiện đại.
Năm 2018, UNESCO đã chính thức công nhận truyền thống của dân tộc Kalash là di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ gấp.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Danh tướng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng ở Tam Quốc: Gia Cát Lượng thua xa, xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này
Bộ lạc nữ duy nhất trên thế giới: Bắt cóc đàn ông mạnh để sinh con và đuổi họ đi khi mang bầu
Bộ lạc nguyên thủy nhất thế giới, nơi phụ nữ cả đời không tắm bằng nước 1 lần nào