Bộ tộc độc nhất vô nhị trên thế giới lấy tro cốt người chết làm thức ăn, lý do nghe mà rùng mình
Thời xưa, khi tử tù bị hành quyết, họ rất ngoan ngoãn quỳ gối, có một số lý do khiến họ phải quỳ / Trong chiến tranh, bạn có thể cứu mạng mình bằng cách giả chết không? Điều đó có thể xảy ra ở thời cổ đại, nhưng hiện tại thì không thể
Nằm sâu trong rừng nhiệt đới Amazon, Nam Mỹ (chủ yếu là ở biên giới giữa Venezuela và Brazil) có một bộ tộc tên là Yanomami. Họ có cuộc sống rất giống với người nguyên thủy, tách biệt với thế giới hiện đại. Theo thống kê cách đây vài năm, Yanomami có khoảng 35.000 người, sống vào khoảng 200-250 ngôi làng. Họ là nhóm bộ lạc lớn nhất trong rừng Amazon.
Yanomami được phát hiện từ năm 1929 nhưng từ đó đến nay người của bộ tộc này vẫn tỏ ra không muốn liên hệ với thế giới bên ngoài. Họ giữ nguyên phong tục, tập quán cũ, sống hoang dã và khác hẳn chúng ta.
Yanomami dựng lều lá để ở, mỗi ngôi nhà chứa được 40-50 người. Bộ tộc này không có nhà riêng hay sống riêng mà sẽ sống tập trung thành từng nhóm như vậy. Họ săn bắn và hái lượm để kiếm đồ ăn chứ không biết chăn nuôi hay trồng trọt. Điểm đặc biệt của bộ tộc này là dùng nhựa cây độc để săn bắn. Họ tin rằng thần linh tạo ra các chất độc đó để cứu rỗi cuộc sống của mình.
Người Yanomami ở trần và chỉ che phần nhạy cảm của cơ thể bằng một mảnh vải nhỏ màu đỏ. Trên người của họ còn vẽ những hình vẽ quái dị màu đen, đỏ, trên đầu cài lông. Vào những dịp quan trọng, người dân Yanomami sẽ xiên đũa tre qua mũi, miệng hoặc cằm.
Với phong cách sống như vậy, không mấy bất ngờ khi Yanomami có những hủ tục vô cùng đáng sợ. Trong đó phải kể đến nghi thức trưởng thành với phụ nữ Yanomami. Khi bắt đầu bước vào tuổi dậy thì (10-12 tuổi), họ phải trải qua một số nghi thức để chứng minh mình đã trưởng thành.
Cô gái sẽ được nhốt vào cái lồng nhỏ suốt 1 tháng. Tuần đầu tiên cô sẽ không được ăn bất cứ thứ gì. Sau tuần đó, người thân sẽ thả cô ra, vẽ lên người rồi đưa cô gái đi giới thiệu với các già làng như một người phụ nữ trưởng thành. Theo người Yanomami, nếu họ bỏ qua tập tục này thì cả bộ tộc sẽ bị một cơn lũ nhấn chìm.
Nhưng vị thế và tiếng nói của phụ nữ ở Yanomami gần như là con số 0. Trong gia đình, người chồng sẽ đánh đập họ bằng dùi cui, dao phay hay vật sắc nhọn để chứng tỏ quyền uy. Người vợ nếu muốn ly dị có thể tìm một người đàn ông khác mà mình thích rồi ngủ lại bên cạnh. Người chồng cũ muốn giành lại vợ sẽ chiến đấu với người mới nhưng không được đánh nhau đến mất mạng.
Đặc biệt, Yanomami có tục lệ ăn tro cốt người chết vì tin rằng việc đó sẽ giúp họ giữ được sự đoàn kết của bộ tộc. Nếu có một người qua đời, cả làng sẽ cùng đến dự đám tang. Người chết được hỏa thiêu thành tro rồi bỏ vào quả bầu khô, cất trong nhà.
Đúng ngày giỗ tròn 1 năm, gia đình đó sẽ mang tro cốt ra chế biến thành nhiều món ăn rồi mời cả làng cùng thưởng thức. Người Yanomami quan niệm, ăn tro cốt của người chết thì linh hồn của họ sẽ được cứu rỗi. Người sống sau khi ăn sẽ có thể cảm nhận, tương thông với linh hồn người thân. Ngoài ra việc này còn giúp cơ thể người sống có sức mạnh chống lại được tai họa mà khu rừng tạo ra.
Vậy nếu không ăn tro cốt của người đã khuất thì sao? Bộ tộc này cho rằng khi đó linh hồn người chết sẽ mắc kẹt mãi giữa thế giới của người sống và người chết. Từ đó mới có chuyện người Yanomami rất sợ kẻ thù sẽ không ăn tro cốt nếu chẳng may mình qua đời trước.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ