Khám phá

Bộ tộc dùng ‘thần điểu’ để săn thú

Đại bàng được coi là chúa tể bầu trời với sải cánh lên tới hơn 2m và trọng lượng 6 - 7kg.

Ngư dân bắt được cá khổng lồ nặng gần 160 kg ở Mỹ / Nghiên cứu: Thường xuyên uống trà giúp sống thọ thêm gần 2 năm so với không uống

Phía tây của Mông Cổ có tộc người Kazakh, là con cháu của người Mông Cổ, có tài thuần hóa loài đại bàng khổng lồ, mà họ gọi là ‘thần điểu’.
Phía tây của Mông Cổ có tộc người Kazakh, là con cháu của người Mông Cổ, có tài thuần hóa loài đại bàng khổng lồ, mà họ gọi là ‘thần điểu’.

Bộ tộc dùng ‘thần điểu’ để săn thú - ảnh 2

Từ thế kỷ XV, tộc người này đã sáng tạo ra cách kiếm sống rất độc đáo, đó là thuần hóa các chú đại bàng vàng để săn bắt thay con người.

Bộ tộc dùng ‘thần điểu’ để săn thú - ảnh 3

Đại bàng vàng là loài chim dũng mãnh, được coi là chúa tể bầu trời với sải cánh lên tới hơn 2m và trọng lượng khi trưởng thành khoảng 6 - 7kg.

 

Bộ tộc dùng ‘thần điểu’ để săn thú - ảnh 4
Người ta thường chọn các chú chim cái để thuần hóa vì chúng có độ dẻo dai hơn chim đực.
Bộ tộc dùng ‘thần điểu’ để săn thú - ảnh 5

Đại bàng vàng có tầm nhìn xa gấp 8 lần con người. Vậy nên, khi đã phát hiện ra con mồi, thì con mồi đó khó có thể thoát khỏi nanh vuốt của chúng.

Bộ tộc dùng ‘thần điểu’ để săn thú - ảnh 6

Trong môi trường tự nhiên, đại bàng vàng có thể sống tới 50 năm.Tuy nhiên, con người chỉ sử dụng chúng 10 - 13 năm rồi thả chúng về tự nhiên.

 

Bộ tộc dùng ‘thần điểu’ để săn thú - ảnh 7

Việc thuần hóa đại bàng là một quá trình cực kỳ vất vả, đòi hỏi con người phải kiên trì, nhẫn nại, khéo léo mới có thể thành công.

Bộ tộc dùng ‘thần điểu’ để săn thú - ảnh 8

Khi bắt được một chú đại bàng, việc đầu tiên của người thuần hóa là dùng một miếng da hoặc một miếng giẻ tối che mắt chú chim lại để chúng không quan sát được.

 

Bộ tộc dùng ‘thần điểu’ để săn thú - ảnh 9

Sau đó, sẽ cho chúng đứng trên một cành cây, khúc gỗ hay dây thép. Người ta không cho chúng ăn gì trong nhiều ngày, cho đến khi chú chim kiệt sức vì đói và rơi xuống đất.

Bộ tộc dùng ‘thần điểu’ để săn thú - ảnh 10

Người huấn luyện chỉ tiếp sức cho chúng bằng nước trà hoặc nước lọc. Thời gian chú chim phải nhịn đói ít nhất nửa tháng.

 

Bộ tộc dùng ‘thần điểu’ để săn thú - ảnh 11

Sau thời gian thử thách đại bàng sẽ được chủ nhân thưởng cho những miếng thịt tươi. Tuy nhiên, việc cho các chú chim ăn trong thời điểm này cũng cần phải tính toán, theo dõi kỹ lưỡng.

Bộ tộc dùng ‘thần điểu’ để săn thú - ảnh 12

Họ đặt những miếng thịt tươi lên vai mình và để cho con vật tự tiến lại gần thưởng thức. Mỗi ngày lượng thức ăn được tăng lên một chút. Họ không cho chúng được ăn thỏa sức.

 

Bộ tộc dùng ‘thần điểu’ để săn thú - ảnh 13

Vì thế, khi nhìn thấy thịt chúng trở lên cuống quýt, thèm khát.

Bộ tộc dùng ‘thần điểu’ để săn thú - ảnh 14

Không chỉ huấn luyện để các chú chim có phản xạ thèm thịt mãnh liệt, người ta còn huấn luyện chúng phân biệt thịt dê, cừu, những vật nuôi trong nhà với các con thú khác.

 

Bộ tộc dùng ‘thần điểu’ để săn thú - ảnh 15

Đại bàng chỉ được phép tấn công các con thú hoang dã mà không được phép đụng tới vật nuôi của làng và trẻ em.

Bộ tộc dùng ‘thần điểu’ để săn thú - ảnh 16

Mỗi khi tổ chức đi săn, những người đàn ông trong làng mang theo 'vũ khí' của mình, là những con đại bàng. Khi nhìn thấy con mồi, người huấn luyện sẽ thả đại bàng.

 

Bộ tộc dùng ‘thần điểu’ để săn thú - ảnh 17

Với ánh mắt tinh nhanh, cú lao thần tốc, con chim sẽ tấn công vào xương sống của con vật. Khó có con mồi nào thoát khỏi bộ móng vuốt sắc tựa dao của loài chim này.

Bộ tộc dùng ‘thần điểu’ để săn thú - ảnh 18

Chủ nhân chỉ việc ngồi một chỗ đợi ‘thợ săn’ mang sản phẩm về. Chỉ cần một chú đại bàng làm việc mỗi gia đình có thể sống dư giả.

 

Bộ tộc dùng ‘thần điểu’ để săn thú - ảnh 19

Hiện nay, duy nhất bộ tộc Kazakh còn duy trì, bảo tồn được truyền thống thuần hóa đại bàng để săn thú.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm