Khám phá

Bộ tộc giàu nhất châu Phi, xa hoa không kém gì đại gia Dubai: Làm ăn nhìn trang sức để đánh giá, đến đôi dép lê cũng được đính vàng

Do được thiên nhiên ưu ái, những người ở bộ tộc Ashanti sinh ra đã nằm trên mỏ vàng.

Bộ tộc kỳ lạ ở châu Phi: Vỗ béo đàn ông và dành sự tôn trọng với nam giới bụng phệ / Lạc trong rừng Amazon suốt 1 tháng, sống sót nhờ ăn giun, uống nước tiểu

Khi nhắc đến châu Phi, phần lớn mọi người sẽ nghĩ đến một nơi khó khăn, kinh tế không phát triển. Song trên thực tế, tài nguyên khoáng sản ở châu lục này cũng vô cùng phong phú. Ít ai biết rằng ở Châu Phi cũng có người giàu đến mức vàng đắp đầy người, không thua kém các đại gia Dubai.

>> Xem thêm: Zulu - bộ tộc kỳ lạ ở châu Phi

Bộ tộc Ashanti nằm ở phía Nam đất nước Ghana, thuộc Tây Phi. Dù cho đất nước Ghana vẫn là một quốc gia đang phát triển, song bộ lạc này lại nổi tiếng với sự "giàu có" vượt bậc. Điều này được thể hiện ở những khối vàng người dân ở đây mang trên người.

>> Xem thêm: Điểm danh 7 bộ lạc lâu đời nhất lục địa đen

Với dân số khoảng 3 triệu người, bộ tộc Ashanti có tổ chức như một quốc gia thu nhỏ. Trước đây, vương quốc Ashanti nằm biệt lập giữa rừng, sống cuộc sống biệt lập, tập tục không giao thương với thế giới bên ngoài.

>> Xem thêm: Bộ tộc Piraha: Sống hồn nhiên như cây cỏ trong rừng Amazon

Thủ lĩnh của nhiều bộ lạc nơi đây rất yêu thích các trang sức, phụ kiện bằng vàng, bạc để làm đẹp cho bản thân. Họ cho rằng vàng bạc chính là tượng trưng cho thân phận và địa vị. Đặc biệt, những phụ kiện vàng của họ được chế tác khá tinh xảo, thiết kế đa dạng. Ngoài ra, những vật dụng hàng ngày cũng đều phải làm từ…vàng.

>> Xem thêm: Bộ tộc kỳ lạ ở châu Phi: Vỗ béo đàn ông và dành sự tôn trọng với nam giới bụng phệ

Bộ tộc giàu nhất châu Phi, sống xa hoa không kém gì đại gia Dubai: Làm ăn nhìn trang sức để đánh giá, đến đôi dép lê cũng được đính vàng - Ảnh 1.
Bộ tộc Ashanti

Tại các buổi lễ, người Ashanti đều đeo đồ trang sức bằng vàng trên người, thậm chí đeo cả ở chân, đính vào giày dép và diện trang phục Kante truyền thống.

>> Xem thêm: Khám phá kỳ quan cổ đại ở sa mạc Ả Rập

Với người Ashanti, vàng không chỉ là kim loại quý mà còn là vua kim loại, vật linh thiêng tượng trưng cho sự vĩnh cửu...

Sở dĩ người Ashanti giàu có là vì được thừa kế nhiều của cải của cha ông từ trước. Vương quốc Ashanti còn được gọi là "vùng đất của vàng", từng sở hữu những mỏ khai thác vàng lớn nhất Ghana.

 

Người Ashanti từng sử dụng vàng làm tiền tệ. Những người thợ kim hoàn của Ashanti và Ghana trong nhiều thế kỷ đã tạo ra những miếng vàng có tiêu chuẩn cao.

Trong gia tộc của các thủ lĩnh, vợ và con của họ cũng đeo vàng bạc khắp người. Từ vòng đội đầu, vòng cổ, vòng tay, nhẫn, khuyên tai cho đến… đôi dép lê đều được làm bằng vàng hoặc đính phụ kiện vàng rực rỡ, cuộc sống xa hoa không thể kể xiết.

Những người Ashanti giàu có nhờ vào làm việc chăm chỉ. Họ có mặt ở khắp nơi tại Ghana để tự kinh doanh hoặc làm việc trong các công ty. Người Ashanti có năng khiếu buôn bán bẩm sinh. Họ làm việc đến khi công việc được hoàn thành và có số tiền xứng đáng với những gì bỏ ra.

 

Người Ashanti thường đánh giá đối tác làm ăn, sự tin cậy qua lượng vàng đeo trên người. Một người Ashanti đeo càng nhiều vàng chứng tỏ anh ta hay cô ấy có cả gia tài khổng lồ. Như vậy, cũng có nghĩa là người đó rất đáng tin cậy, kính trọng để có thể chọn làm người hợp tác cùng.

Bộ tộc giàu nhất châu Phi, sống xa hoa không kém gì đại gia Dubai: Làm ăn nhìn trang sức để đánh giá, đến đôi dép lê cũng được đính vàng - Ảnh 2.

Thương nhân Ashanti còn là những người biết chấp nhận rủi ro, lao vào kinh doanh khi thấy có tiềm năng, cơ hội. Họ còn biết cách hỗ trợ cùng nhau làm giàu. Một người đàn ông Ashanti có thể giao công việc kinh doanh của mình cho người trong gia đình và tập trung vào việc kinh doanh khác để đảm bảo mọi người cùng có lợi.

Bộ tộc đặc biệt tại Tây Phi hiện vẫn duy trì chế độ mẫu hệ, trong nhà, phụ nữ có vai trò là người chủ gia đình. Đối với người Ashanti, gia đình và dòng họ của mẹ là quan trọng nhất.

 

Theo quan niệm của bộ tộc này, một đứa trẻ được thừa hưởng linh hồn và tinh thần (ntoro) từ cha; thể xác và dòng máu (mogya) từ mẹ. Điều này khiến con cái có quan hệ mật thiết với dòng họ của mẹ hơn.

Bé trai trong bộ tộc Ashanti sẽ đi theo người cha để học các kỹ năng, cách đánh trống truyền thống. Trong khi đó, các bà mẹ sẽ có nhiệm vụ dạy con gái cách nấu nướng, những công việc chính ngoài đồng ruộng... Ngoài ra, người bà, người mẹ cũng sẽ dạy cho con gái kỹ năng làm sao để có thể bảo vệ tổ ấm gia đình.

Ngay cả trong việc lập gia đình, các chàng trai, cô gái người Ashanti cũng tìm vợ hoặc chồng dựa trên số lượng vàng mà chàng trai/cô gái đeo trên cơ thể.

Mức độ “dát vàng, dát bạc” trên người của đối phương chính là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá được khả năng làm vợ/chồng tốt.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm