Khám phá

Bộ tộc người khổng lồ sống cách đây 5.000 năm ở Trung Quốc

Các nhà khảo cổ học tại Trung Quốc đã khai quật được xương cốt của hàng loạt “người khổng lồ” sống trên lãnh thổ nước này từ 5.000 năm trước.

Bộ tộc lạ lùng nơi đàn ông được tự do trao đổi vợ và chỉ kết hôn với người trong cộng đồng / Bộ tộc kỳ lạ: Con gái từ 12 tuổi phải xăm kín mặt nếu không muốn bị bắt cóc

Kể từ năm 2016, các nhà khảo cổ học đã làm việc tại khu vực rộng lớn ở tỉnh Sơn Đông bao gồm phế tích của 104 ngôi nhà, 205 ngôi mộ và 20 điểm cúng tế.
Được cho có nguồn gốc từ cuối thời đại đồ đá mới, cách đây khoảng 5.000 năm, những di vật này thuộc nền văn hóa cổ đại có tên Longshan. Điều đáng chú ý là gần đây các nhà khoa học đã phát hiện hài cốt của những người có tầm vóc được coi là “khổng lồ” ở khoảng thời gian đó.
Nhà khảo cổ tại một ngôi mộ người cổ đại được khai quật tại Sơn Đông.

Nhà khảo cổ tại một ngôi mộ người cổ đại được khai quật tại Sơn Đông.

Các phân tích cho thấy trong nhóm này có người cao 1,9m trong khi những người khác cũng đạt tầm từ 1,8m trở lên. Nếu so sánh với chiều cao trung bình của người châu Âu trong cùng khoảng thời gian này là 1,65m thì có thể đánh giá những người cổ đại tại Sơn Đông đã có tầm vóc vượt trội.
Thậm chí nếu so sánh với thời điểm hiện nay thì những người cổ đại sống cách đây 5.000 năm tại Sơn Đông cũng được coi có chiều cao đáng ngưỡng mộ. Tờ China Daily (Trung Quốc) cho biết hiện nay chiều cao trung bình của nam giới tỉnh Sơn Đông là 1,75m, trong khi con số này tính trên toàn Trung Quốc là 1,72m.
Ông Fang Hui, nhà nghiên cứu tại Trường Văn hóa và lịch sử thuộc Đại học Sơn Đông, đánh giá rằng thước đo này mới chỉ được ước tính dựa trên cấu trúc xương của người cổ đại và nếu họ còn sống thì chắc chắn chiều cao thực sẽ hơn 1,9m.
"Họ đã làm nông từ thời gian đó, do vậy sở hữu nguồn thực phẩm đa dạng, dồi dào khiến thể trạng cơ thể thay đổi", ông Fang cho hay. Bên cạnh đó, ông Fang nhận xét, "người khổng lồ" cổ đại trồng loại ngũ cốc chính là hạt kê và còn nuôi lợn, bởi xương của loài vật này được tìm thấy trong một số ngôi mộ.
Những người cao hơn được tìm thấy trong ngôi mộ lớn hơn người khác do vậy các nhà nghiên cứu nghi ngờ khả năng chiều cao có liên quan tới địa vị của những người cổ đại này trong cộng đồng của họ.
Tuy nhiên chiều cao không hẳn chỉ đem lại lợi ích bởi các nhà khoa học đã phát hiện nhiều tổn thương ở xương hộp sọ và xương chân của những người cổ đại khổng lồ này. Lý giải được đưa ra là các tổn thương này có thể bắt nguồn từ tranh giành quyền lực giữa những cá nhân có địa vị, như câu ngạn ngữ “càng cao càng ngã đau”.
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm