Kinh ngạc ghé thăm bộ tộc giống hệt người Việt cổ ở Indonesia
Cuối cùng thì cũng tìm ra bộ tộc nữ chiến binh Wakanda ngoài đời thực! / Bộ tộc "người đà điểu" sở hữu bàn chân quái dị, chuyên gia phát hiện sự thật đau lòng về cách họ duy trì noi giống
Dayak là nhóm cư dân bản địa lâu đời trên đảo Borneo, họ sở hữu một trong những ngôn ngữ cổ nhất hành tinh. Tổ tiên của tộc Dayak được cho là đã di cư từ lục địa châu Á ra đảo từ hơn 3.000 năm trước.
>> Xem thêm: Bộ tộc rạch thân để có làn da cá sấu
Xã hội Dayak bắt đầu khởi sắc khi nghề luyện kim được truyền đến hòn đảo này cách nay khoảng 2.450 năm, tương ứng với thời kỳ Hùng Vương ở Việt Nam.
>> Xem thêm: Đi dạo, người đàn ông tình cờ phát hiện kho báu từ thời đồ đồng
Cộng đồng Dayak gồm hàng trăm sắc tộc khác nhau cư trú rải rác khắp đảo Borneo bao gồm hơn 200 nhóm bộ tộc nhỏ khác như bộ tộc Dayak Ngaju, Dayak Iban, Dayak Baritos, Dayak Kayan,...Họ nói hàng trăm phương ngữ khác nhau nhưng tất cả đều thuộc ngữ hệ Nam Đảo mà ở Việt Nam có nhiều dân tộc sử dụng như dân tộc Chăm, Êđê, Gia Rai hay Churu.
>> Xem thêm: Yếu tố nào giúp đội quân Thành Cát Tư Hãn bất khả chiến bại
Rất giống người Việt cổ, phần lớn người Dayak sống bằng nghề làm ruộng lúa nước ven sông, làm rẫy, trồng cọ trên đồi và các nghề thủ công, nghề gốm, nghề dệt thổ cẩm, nghề đúc, nghề chài lưới. Đây cũng là những ngành nghề quen thuộc của cư dân Việt cổ ta.
>> Xem thêm: Bộ tộc dùng đồ phế thải làm trang sức
Người Dayak đặc biệt tôn thờ hình tượng rồng và chim thần, hai linh vật trong truyền thuyết về sự ra đời của dân tộc Dayak. Đặc điểm này khá giống với truyền thuyết “con Rồng, cháu Tiên” về sự ra đời của người Việt và sự tôn thờ hình tượng rồng và chim lạc của người Việt.
Dễ nhận thấy cách ăn mặc với các trang phục truyền thống của người Dayak có nhiều điểm rất giống với các cư dân thời Hùng Vương, đó là việc sử dụng loại mũ được trang trí bằng những chiếc lông chim dài, nam giới mặc khố giống như hình người trên hoa văn trống đồng Đông Sơn.
Trang phục của phụ nữ Dayak đa dạng, không giống nhau giữa các bộ tộc nhỏ nhưng đều là những bộ váy làm từ thổ cẩm hoa văn rực rỡ. Vào những dịp đặc biệt, nữ giới thường đội những chiếc mũ trang trí cầu kỳ.
Một tập tục làm đẹp thú vị nữa của phụ nữ Dayak là họ rất thích nhuộm răng đen và đeo những chiếc vòng kim loại nặng vào tai. Đây là cách làm đẹp tương tự nhiều dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên nước ta như Ê đê, Bana, M"nông hay Stiêng. Tuy nhiên, tập tục này đang dần mai một, chỉ còn bộ phận nhỏ các phụ nữ lớn tuổi còn giữ bản sắc độc đáo này của tộc mình
Người Dayak cũng có nhiều phong tục dân gian giống người Việt cổ như tục dựng cây nêu trong ngày tết, tục cưới hỏi, ma chay, tín ngưỡng phồn thực, tục xăm mình hiếm thấy có ở các dân tộc khác trong khu vực.
Giống như nhiều dân tộc Tây Nguyên và miền Trung Việt Nam như Ê đê, Mạ hay Cơ Tu, nhiều thế hệ người Dayak cùng sinh sống trong những căn nhà sàn có chiều dài hơn 50m, có thể chứa từ 30 - 40 gia đình và được chạm khắc hoa văn tỉ mỉ mà ở nước ta gọi là nhà dài. Những ngôi nhà dài này cũng là nơi người Dayak tụ họp, bày lễ vật dâng cúng, đánh trống chiêng, nhảy múa trong các lễ hội truyền thống.
Người Dayak nổi tiếng thế giới với tục săn đầu người. Đây là cách để bảo vệ lãnh địa sinh sống và khẳng định sức mạnh của các chiến binh bộ tộc. Những chiếc sọ của kẻ thù sẽ được người Dayak cất giữ trong nhà như một chiến lợi phẩm và sử dụng trong nhiều nghi lễ khác nhau. Trong lịch sử nước ta, ít ai biết rằng dân tộc Cơ Tu ở khu vực miền Trung cũng từng có một tục săn đầu người tương tự.
Tục săn đầu người ngày nay đã không còn tồn tại nữa nhưng người Dayak vẫn luôn nhớ về truyền thống đó và họ thường nhảy múa những vũ điệu chiến binh trong các dịp lễ hội. Điệu múa gợi nhớ lại thời những bộ tộc Dayak từng đổ máu không ít trong những trận giao tranh bảo vệ lãnh địa nơi rừng già sâu thẳm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ