Bốn thành phố hàng thiên niên kỷ vẫn tồn tại cho đến ngày nay
Bí mật thành cổ Châu Sa ở Quảng Ngãi / Chùm ảnh vẻ đẹp Thành Cổ Loa dưới ống kính nhiếp ảnh gia người Đức
Varanasi được thành lập vào thế kỷ 11 trước Công Nguyên
Còn được gọi là Banares, Varanasi nằm ở trung tâm của Uttar Pradesh, một bang ở Ấn Độ. Trong lịch sử, Varanasi nổi tiếng với các loại vải, tác phẩm điêu khắc và nước hoa. Không chỉ là một trung tâm thương mại, Varanasi còn là một thánh địa trong Ấn Độ giáo và Phật giáo.
Thành phố Varanasi.
Đức Phật được biết đến là người thuyết pháp đầu tiên của mình tại chính thành phố này vào năm 528 trước Công Nguyên. Đến thế kỷ thứ 8, Varanasi được công nhận là địa điểm chính thức thờ thần Shiva và Vishnu. Trong suốt lịch sử Ấn Độ, ngay cả khi người Mughals cai trị miền bắc Ấn Độ, Varanasi vẫn là một trung tâm của Ấn Độ giáo và là nơi xây dựng một số ngôi đền Hindu đẹp nhất trên thế giới.
Athens đượcthành lập năm 508 trước Công Nguyên
Ngoài là thành phố lớn nhất của Hy Lạp, Athens còn là trung tâm của một số nền văn hóa và truyền thống trong suốt lịch sử 3500 năm của nó. Với một số địa điểm khảo cổ học, Athens làm lu mờ mọi thành phố khác ở châu Âu vì di sản phong phú tồn tại vĩnh viễn và nền văn minh phương Tây rộng lớn mà nó đã khai sinh ra.
Thành phố Athens.
Về mặt lịch sử, Athens cổ đại là trung tâm của nghệ thuật, khoa học và triết học. Các di tích cổ đại như đền Parthenon và các di tích Byzantine và Ottoman khác vẫn còn được nhìn thấy ở vùng đất này là bằng chứng cho sự giao thoa của một số nền văn hóa và nền văn minh toàn cầu trong suốt lịch sử của nó.
Damascus được thành lập vào thiên niên kỷ thứ 2 trước Công Nguyên
Trong khi thảo luận về lịch sử thế giới Arab và những vùng đất từng sinh ra một số nhà cai trị quyền lực nhất, Damascus là một cái tên khó có thể bỏ qua. Mặc dù thành phố này đã tồn tại vào năm 9000 trước Công Nguyên, nhưng nó chỉ bắt đầu có dân cư sinh sống vào thiên niên kỷ thứ hai trước Công Nguyên.
Thành phố Damascus.
Damascus là thành phố thủ đô trong thời kỳ cai trị của Umayyad Caliphate. Mãi về sau, ngay cả trong thời kỳ cai trị của triều đại Ayyubids và Mamluk, thành phố này vẫn có ảnh hưởng trên bản đồ thế giới.
Istanbul được thành lập vào năm 657 trước Công Nguyên
Trong lịch sử được biết đến với cái tên Constantinople, Istanbul là thành phố lớn nhất của Thổ Nhĩ Kỳ có tầm quan trọng về kinh tế và văn hóa trong nhiều thế kỷ. Được thành lập vào năm 657 trước Công Nguyên bởi những người thuộc địa Megarian, nó đã bị chinh phục bởi Constantine Đại đế, người đã đổi tên thành phố thành “Rome Mới” vào năm 330 sau Công Nguyên.
Thành phố Istanbul.
Thành phố nhanh chóng được biết đến với cái tên Constantinople và vẫn là thành phố quan trọng nhất trên thế giới trong hơn mười sáu thế kỷ dưới thời cai trị của Byzantine và Ottoman. Cơ đốc giáo thống trị thành phố trong thời kỳ Byzantine cai trị và văn hóa Hồi giáo tiếp quản dưới sự cai trị của Ottoman. Một số di tích bao phủ thành phố mang những huyền thoại về các nền văn hóa và truyền thống đẹp đẽ mà thành phố này đã tích lũy trong vài thế kỷ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Danh tướng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng ở Tam Quốc: Gia Cát Lượng thua xa, xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo
Bộ lạc nữ duy nhất trên thế giới: Bắt cóc đàn ông mạnh để sinh con và đuổi họ đi khi mang bầu
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này
Vén màn lý do Doãn Chí Bình làm nhục Tiểu Long Nữ nhưng lại không bị Dương Quá trả thù