Bốn 'thế giới' hứa hẹn nhất cho sự sống ngoài Trái Đất
Hành tinh thuộc về "thế giới bên kia" tiết lộ tương lai Trái Đất / Những loài sinh vật mệnh danh ‘hóa thạch sống’ của Trái Đất
Sinh quyển của Trái Đất chứa tất cả các thành phần cần thiết cho sự sống, đó là nước lỏng, có ít nhất một nguồn năng lượng, và rất nhiều các nguyên tố và phân tử hữu ích về mặt sinh học.
Nhưng phát hiện gần đây trong các đám mây của sao Kimcho thấyrằng ít nhất một sốyếu tốnày cũng tồn tại ở những nơi khác trong Hệ Mặt Trời. Vậy đâu là những địa điểm hứa hẹn nhất cho sự sống ngoài Trái Đất?
Sao Hoả
Sao Hỏa là một trong những thế giới giống Trái Đất nhất trong Hệ Mặt Trời. Một ngày trên sao Hỏa có 24,5 giờ, các chỏm băng ở hai cực mở rộng rồi co lại theo mùa và từng có nước trong lịch sử hình thành.
Việc phát hiện một hồ nước bên dưới chỏm băng ở cực nam và khí metan trong khí quyển Sao Hỏa đã biến nơi đây trở thành ứng cử viên rất thú vị cho sự sống.
Metan rất quan trọng vìnóđược tạo ra bởi các quá trình sinh học. Nhưng các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra được nguồn gốc thực sự của khí mêtan trên sao Hỏa.
Ngày nay, sao Hỏa có bầu khí quyển rất mỏng, khô, gần như hoàn toàn là carbon dioxide. Do vậy, khả năng bảo vệ khỏi bức xạ Mặt Trời vô cùng ít ỏi. Nếu sao Hỏa có thể giữ được một số trữ lượng nước bên dưới bề mặt của nó thì rất có thể hình thành sự sống nơi đây.
Europa
Galileo Galilei phát hiện Europa vào năm 1610, cùng với ba mặt trăng lớn hơn của Sao Mộc. Nó có kích thước nhỏ hơn so với Mặt Trăng của Trái Đất và quay quanh người khổng lồ khí ở khoảng cách khoảng 670.000 km.
Europa liên tục bị ép và kéo dài bởi các trường hấp dẫn của Sao Mộc và các Mặt Trăng Galilean khác trong một quá trình gọi là uốn thủy triều.
Bề mặt của Europa là một vùng băng nước rộng lớn. Nhiều nhà khoa học cho rằng bên dưới bề mặt đóng băng là một lớp nước lỏng, đại dương lớn và có thể sâu hơn 100 km.
Nhiều bằng chứng thu được cho thấy dấu tích về đại dương bao gồm các mạch nước phun trào qua các vết nứt trên bề mặt băng, địa hình hỗn loạn trên bề mặt, có thể đã bị biến dạng bởi các dòng hải lưu xoáy bên dưới.
Ở dưới đáy của đại dương này, chúng ta có thể hi vọng tìm thấy các miệng phun thủy nhiệt và núi lửa. Trên Trái Đất, những đặc điểm như vậy thường hỗ trợ các hệ sinh thái rất phong phú và đa dạng.
Enceladus
Giống như Europa, Enceladus là một Mặt Trăng phủ băng giá và đại dương nước lỏng bên dưới bề mặt. Enceladus quay quanh sao Thổ và lần đầu tiên thu hút sự chú ý của các nhà khoa học như một thế giới có thể sinh sống được sau khi phát hiện các mạch nước phun khổng lồ gần cực nam.
Những tia nước này thoát ra từ các vết nứt lớn trên bề mặt do trường hấp dẫn yếu của Enceladus nên phun ra ngoài không gian. Chúng là bằng chứng rõ ràng về một kho chứa nước lỏng dưới lòng đất.
Ngoài ra còn có bằng chứng về sự tồn tại của các miệng phun thủy nhiệt dưới đáy đại dương, cung cấp hóa chất cần thiết cho sự sống.
Titan
Titan là mặt trăng lớn nhất của Sao Thổ và là Mặt Trăng duy nhất trong Hệ Mặt Trời có bầu khí quyển đáng kể. Titan chứa một lớp sương mù dày màu cam gồm các phân tử hữu cơ phức tạp và một hệ thống khí metan. Nơi đây có những cơn mưa theo mùa, thời kỳ khô hạn và các cồn cát bề mặt do gió tạo ra.
Khí quyển bao gồm chủ yếu là nitơ, một nguyên tố hóa học quan trọng sử dụng để tạo ra các protein trong tất cả các dạng sống. Ngoài ra, Titan cũng giống như Europa và Enceladus, có trữ lượng nước lỏng dưới bề mặt.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Trái đất xuất hiện vết rách khổng lồ, quốc gia lớn thứ 2 thế giới sợ hãi cảnh báo đại thảm họa
Loài động vật quý hiếm cả thế giới chỉ Việt Nam có, giới khoa học nỗ lực tìm mọi cách để bảo tồn
CLIP: Liên minh dũng cảm giữa sóc đất và cầy mangut, đập tan âm mưu xâm lược của rắn hổ mang hung dữ
Lão nông đào được củ sắn dây 400kg sau ngôi nhà cổ, hóa ra là kho báu tiền tỷ, lập tức giàu sau 1 đêm!
CLIP: Cá sấu "quay đầu" bỏ chạy nhanh như chớp khi đụng độ chó săn
Việt Nam sở hữu loài động vật cực kỳ quý hiếm có ngoại hình độc nhất vô nhị, là ‘hậu duệ’ của ma cà rồng