Bóng đè là gì và vì sao chúng ta bị bóng đè?
Khủng long thống trị trái đất không phải vì kích thước khổng lồ hay hàm răng đáng sợ mà vì 1 cách không ngờ tới / Hiện tượng tự nhiên - 'ngón tay tử thần' đóng băng mọi vật trong tích tắc
Bạn tỉnh giấc nửa đêm, không cử động được. Bạn nghĩ đây là giấc mơ nhưng rõ ràng bạn đang tỉnh táo. Bạn muốn kêu cứu nhưng không thể phát ra tiếng. Bạn nằm tê liệt như thể ai đó đang kiểm soát cơ thể của bạn.
Tình trạng bạn đang gặp đó chính là , tiếng Anh gọi làsleep paralysis. Trung bìnhchỉ 7,6%dân số từng bị bóng đè, nhưng có lẽ rất nhiều người đã nghe đến khái niệm này.
Vậy bóng đè là gì, vì sao một số người lại bị bóng đè? Dưới đây là một số thông tin về hiện tượng bí ẩn này có thể bạn chưa biết.
Bóng đè là gì?Bóng đè là tình trạngmột ngườiđang tỉnh táo, có nhận thứcnhưng không thể cử động hoặc nói.
Nó thường xảy ra khi bạn đang chìm vào giấc ngủ hoặc đang tỉnh giấc.
Người bị bóng đè sẽ có cảm giác tê liệt và nặng nề, giống như bị ai đó hoặc vật gì đó rất nặng đè lên người.
Bóng đè thường đi kèm với ảo giác, khiến tình huống trở nên càng đáng sợ hơn.
Bạn mất kiểm soát cơ thểKhi bạn bị bóng đè, dù cố gắng thế nào bạn cũng không thể đánh thức cơ thể. Một số người có thể cử động ngón tay hoặc ngón chân và cuối cùng có thể tỉnh giấc.
Nhiều người mô tả tình trạng bóng đè như thể "hồn lìa khỏi xác". Tình trạng bóng đè có thể kéo dài vài giây tới vài phút.
Bạn gặp ác mộng và ảo giácNhững triệu chứng chính của bóng đè bao gồmxuất hiệnảo giác và gặp ác mộng.
Tuy nhiên điều này rất khác với những giấc mơ khi bạn đang ngủ,
Những ảo giác này diễn ra khi tâm trí bạn đang tỉnh táo. Điều đó khiến tình trạng này càng đáng sợ hơn.
Khi bị bóng đè và tê liệt, nhiều người có ảo giác nhìn thấy những bóng đen và nghe thấy những âm thanh ma quái.
Đôi khi họ có cảm giác như bị kéo ra khỏi giường, đang bay hoặc có những rung động chạy khắp cơ thể.
Họ sẽ cảm thấy tuyệt vọng, mất kiểm soát, hoảng sợ vì không thể la hét hay cử động.
Tại sao bạn bị bóng đè?Khi chúng ta ngủ, cơ thể sẽ đi vào rồi ra khỏi giấc ngủ REM (Rapid Eye Movement - giấc ngủ chuyển động mắt nhanh, hay còn gọi là ngủ mơ).
Bộ não của chúng ta gửitín hiệuđến các cơ đểthư giãn và đi vào trạng thái mất trương lực cơ (atonia).
Đây là trạng thái cần thiết đểhạn chế các chuyển động thể chất của chúng ta, khiến chúng ta không thể hành động như giấc mơ của mình.
Bóng đè xảy ra khi cơ thể gặp vấn đề trong quá trình chuyển đổi này.
Chúng ta tỉnh giấc nhưng các cơ chưa thể thoát khỏi trạng thái mất trương lực cơ.
Có một vài cách giải thích về những ảo giác xuất hiện khi bị bóng đè.
Một giả thuyết cho rằng,vùng não chịu trách nhiệm về nỗi sợ hãi và cảm xúc củacon ngườihoạt động rất tích cực trong giai đoạn REM.
Nó hoạt động trong khi không có điều nguy hiểm nào thực sự xảy ra xung quanh chúng ta.Vì vậy, bộ nãotựtạo ra những bóng đenvà âm thanh đáng sợ.
Các yếu tố gây bóng đè khi ngủ
Bóng đè là một hiện tượng xuất hiện tự nhiên, có thể xảy ra với bất kỳ ai, khôngphân biệt tuổi tác, giới tính, tình trạng sức khỏe.
Tuy nhiên,các nhà khoa học đã xác định một số trường hợp có liên quan đến việc tăng nguy cơ bị bóng đè khi ngủ như:
- Ngủ không ngon giấc: giấc ngủ không đều, rối loạn giấc ngủ, mất ngủ, ngủ rũ, thiếu ngủ. Bóng đè cũng hay gặp ở những người làm việc theo ca.
- Tư thế ngủ nằm ngửa: nằm ngửa để ngủ có thể là yếu tố tăng nguy cơ bị bóng đè, vì tư thế này khiến bạn dễ bị tổn thương hơn do áp lực lên phổi và đường thở tăng.
- Di truyền.
- Các vấn đề tâm lý: dù mối liên hệ về bóng đè và sức khỏe tinh thần chưa được chứng minh nhưng thống kê cho thấy những người bị sang chấn tâm lý và lo âu có xu hướng bị bóng đè.
Làm thế nào để đối phó với tình trạng bóng đè?Bóng đè là một trải nghiệm gây khó chịu, nhưng nó không mang bất kỳ mối nguy hiểm thực sự nào vì không gây hại cho cơ thể.
Cho đến nay vẫn không có cách điều trị bóng đè. Tuy nhiên các bác sĩ khuyên bạn nên có những thói quen lành mạnh khi đi ngủ để giảm tình trạng bóng đè:
- Đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày.
- Không nạpcaffeine hoặc các chất kích thích trước khi đi ngủ.
-Tránh nằm ngửa hoặc nằm sấp khi ngủ.
- Không để đồ điện tử trong phòng ngủ.
- Bình tĩnh, không hoảng loạn để tình trạng bóng đè tự chấm dứt.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bí mật về mức điện áp 110V, vì sao Việt Nam sử dụng 220V còn Mỹ và Nhật vẫn kiên quyết dùng 110V?
CLIP: Rồng Komodo hạ gục trâu chỉ với một cú cắn chí mạng
Kỳ lạ Bộ tộc đã sống dưới nước hơn 15.000 năm, phổi và lá lách to hơn người bình thường
CLIP: Chú chó "nhận bài học đắt giá" khi tấn công nhím
Cung điện 'siêu to khổng lồ' của Hoàng đế Tần Thủy Hoàng có gì mà khiến thích khách khiếp vía?
Việt Nam có loài sinh vật kỳ dị bậc nhất thế giới, có khả năng khó tin, hiếm người bắt gặp được