Khám phá

Bức ảnh "nhìn thấu" Liên Xô: Vũ khí tối thượng của Moscow trên chiếc đĩa in câu nói nổi tiếng của Lenin

Năm đó có ý nghĩa thế nào đối với lịch sử Liên Xô? Người Liên Xô và đất nước trông như thế nào trong từng thời kì.

Trải nghiệm ngoại giao thời Liên Xô của Tổng thống đắc cử Mỹ Biden / Số phận thăng trầm của điệp viên Liên Xô Anatoly Gurevich

Trang tư liệu Nga Russia Beyond (RBTH) đăng tải bài viết về những bức ảnh cho thấy rõ nét cuộc sống và con người Liên Xô qua các thời kì.

1. Sau Cách mạng Bolshevik năm 1917, nước Nga bị chia cắt bởi Nội chiến. Năm 1921, cuộc đối đầu cuối cùng tới hồi kết. Tuy nhiên, một số cuộc đụng độ vẫn xảy ra ở các vùng khác nhau trên đất nước. Một trong những nỗ lực cuối cùng để chống lại những người Bolshevik là cuộc nổi dậy Kronstadt năm 1921 và đã bị đàn áp dã man sau nhiều ngày bị bao vây.

Bức ảnh nhìn thấu Liên Xô: Vũ khí tối thượng của Moscow trên chiếc đĩa in câu nói nổi tiếng của Lenin - Ảnh 1.
Ảnh: RBTH.

2. Người đứng đầu đất nước lúc này là lãnh đạo Vladimir Lenin. Ông đã tham gia vô số cuộc họp, hội nghị đảng phái và diễn thuyết trên khắp đất nước.

Bức ảnh nhìn thấu Liên Xô: Vũ khí tối thượng của Moscow trên chiếc đĩa in câu nói nổi tiếng của Lenin - Ảnh 2.
Ảnh: Sputnik.

3. Tuyên truyền là vũ khí chính của Liên Xô. Các nhà chức trách đã đưa những chuyến tàu tuyên truyền vận động chạy khắp cả nước để thuyết giảng cho mọi người về cách mạng tốt đẹp và chế độ mới. Các chuyến tàu thậm chí còn có những nghệ sĩ thi pháp riêng! Dòng chữ trên xe lửa bên dưới có nội dung "Ngọn lửa của cuộc cách mạng thế giới muôn năm."

Bức ảnh nhìn thấu Liên Xô: Vũ khí tối thượng của Moscow trên chiếc đĩa in câu nói nổi tiếng của Lenin - Ảnh 3.
Ảnh: RBTH.

4. Những người Bolshevik đã đấu tranh cho các quyền của phụ nữ, bao gồm cả quyền bầu cử - Liên Xô trở thành một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới đấu tranh cho quyền này. Vì vậy, phụ nữ là thành phần quan trọng của Liên Xô và người ta đã sắp xếp một cuộc họp Quốc tế của những người phụ nữ Cộng sản. Dưới đây là hình ảnh những người tham gia trên Quảng trường Đỏ ở Moscow.

Bức ảnh nhìn thấu Liên Xô: Vũ khí tối thượng của Moscow trên chiếc đĩa in câu nói nổi tiếng của Lenin - Ảnh 4.
Ảnh: RBTH.

5. Alexandra Kollontai được coi là biểu tượng nữ của Cách mạng. Bà là thành viên của ĐảngBolshevik và phụ trách giáo dục phụ nữ trên khắp đất nước. Bà đấu tranh cho các tổ chức công đoàn cho giai cấp vô sản. Năm 1922, bà trở thành một trong những nhà ngoại giao nữ giới đầu tiên trên thế giới và đại diện cho đất nước Xô Viết mới tại các nước Scandinavia và Mexico.

Bức ảnh nhìn thấu Liên Xô: Vũ khí tối thượng của Moscow trên chiếc đĩa in câu nói nổi tiếng của Lenin - Ảnh 5.
Ảnh: Sputnik.

6. Tiến bộ kỹ thuật phát triển nhanh chóng. Nước Nga Xô Viết bắt đầu phát triển sức mạnh quân sự của mình - trước đó đã bị tàn phá bởi Thế chiến I và Nội chiến. Trường hàng không đầu tiên được mở tại thị trấn nhỏ Yegoryevsk ở vùng Ryazan.

 

Bức ảnh nhìn thấu Liên Xô: Vũ khí tối thượng của Moscow trên chiếc đĩa in câu nói nổi tiếng của Lenin - Ảnh 6.
Bảo tàng lịch sử và văn hóa của Yegoryevsk. Ảnh: RBTH.

7. Liên Xô hiểu được lợi ích của tiến bộ kỹ thuật. Họ đã cố gắng cung cấp điện cho toàn bộ đất nước và phát triển những chân trời mời. Chẳng hạn như đối với lực lượng không quân. Họ đã khôi phục lại chiếc khí cầu điều khiển nổi tiếng trong Thế chiến I "Astra" và đổi tên nó thành "Red Star". Cỗ máy khổng lồ đó đã thực hiện được 6 chuyến bay trước khi nó bị rơi.

Bức ảnh nhìn thấu Liên Xô: Vũ khí tối thượng của Moscow trên chiếc đĩa in câu nói nổi tiếng của Lenin - Ảnh 7.
Ảnh: RBTH.

8. Đồng thời, chiến tranh và những yếu tố chính trị đã gây ra nạn đói lớn ở Nga. Nạn đói năm 1921-22 này đã cướp đi sinh mạng của vài triệu người.

Bức ảnh nhìn thấu Liên Xô: Vũ khí tối thượng của Moscow trên chiếc đĩa in câu nói nổi tiếng của Lenin - Ảnh 8.
Ảnh: RBTH.

9. Sau Cách mạng, những người Bolshevik trả lại thủ đô cho Moscow - được gọi là "thành phố đỏ". Họ thiết lập chính phủ của mình trong Điện Kremlin. Hồng quân sẽ đi qua Quảng trường Đỏ và cung cấp phòng thủ cho chính quyền mới ở pháo đài của họ.

Bức ảnh nhìn thấu Liên Xô: Vũ khí tối thượng của Moscow trên chiếc đĩa in câu nói nổi tiếng của Lenin - Ảnh 9.
Ảnh: RBTH.

10. Moscow đã trở thành trung tâm của chủ nghĩa cộng sản quốc tế và cuộc chiến đấu cho cách mạng thế giới. Mùa hè năm 1921 được đánh dấu bằng Đại hội Thế giới thứ 3, với sự tham gia của các đảng cộng sản từ hơn 50 quốc gia.

Bức ảnh nhìn thấu Liên Xô: Vũ khí tối thượng của Moscow trên chiếc đĩa in câu nói nổi tiếng của Lenin - Ảnh 10.
Ảnh: RBTH.

11. Sau khi chuyển thủ đô đến Moscow, những người Bolshevik bắt đầu hồi sinh thành phố cũ - và một trong những quyết định quan trọng nhất của năm 1921 là xây dựng lại Nhà hát Bolshoi - vốn đang trong tình trạng tồi tàn. Điều này mang lại cuộc sống mới cho Bolshoi. Nơi này đã trở thành rạp hát nổi tiếng nhất của Nga cho đến tận ngày nay.

 

Bức ảnh nhìn thấu Liên Xô: Vũ khí tối thượng của Moscow trên chiếc đĩa in câu nói nổi tiếng của Lenin - Ảnh 11.
Ảnh: RBTH.

12. Cùng lúc đó, Petrograd bị tàn phá nghiêm trọng bởi cuộc Cách mạng và các vụ đánh nhau trên đường phố sau đó. Thành phố hỗn loạn, người dân phải gánh chịu bạo loạn và cướp bóc, cũng như đói và lạnh. Người dân thậm chí phải phá bỏ những ngôi nhà cũ bằng gỗ để lấy củi.

Bức ảnh nhìn thấu Liên Xô: Vũ khí tối thượng của Moscow trên chiếc đĩa in câu nói nổi tiếng của Lenin - Ảnh 12.
Ảnh: RBTH.

13. Petrograd được cứu bởi chính sách kinh tế mới được thực hiện vào năm 1921, cho phép buôn bán nhỏ. Cùng lúc đó, vào năm 1921, những người lính Hồng quân từng chút một, quay trở lại từ cuộc chiến để đến Petrograd (ảnh chụp trước Cung điện Mùa đông).

Bức ảnh nhìn thấu Liên Xô: Vũ khí tối thượng của Moscow trên chiếc đĩa in câu nói nổi tiếng của Lenin - Ảnh 13.
Ảnh: RBTH

14. Quyền lực mới của Liên Xô ủng hộ những điều tiên phong mới - từ chối tất cả các hình thức và thể loại cũ, cổ điển và làm mới nó. Các cuộc triển lãm đầu tiên của những nghệ sĩ trẻ đã được thực hiện, ví dụ như triển lãm của huyền thoại Alexander Rodchenko.

Bức ảnh nhìn thấu Liên Xô: Vũ khí tối thượng của Moscow trên chiếc đĩa in câu nói nổi tiếng của Lenin - Ảnh 14.
Ảnh: RBTH.

15. Để làm cho nghệ thuật mới dễ tiếp cận và rõ ràng hơn đối với những người vô sản, Liên Xô đã cho ra đời loạt đồ sứ. Đĩa, cốc và tượng được thiết kế bởi những nghệ sĩ trẻ tiên phong, xuất sắc nhất và có biểu tượng của Liên Xô. Hình dưới đây mô tả Lenin và câu nói nổi tiếng của ông "Ai không làm thì cũng đừng ăn".

Bức ảnh nhìn thấu Liên Xô: Vũ khí tối thượng của Moscow trên chiếc đĩa in câu nói nổi tiếng của Lenin - Ảnh 15.
Ảnh: Sputnik.
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm