Bức thư khiếu nại bán hàng 4.000 năm tuổi
Có thừa tài năng và trí tuệ, lý do gì khiến Tư Mã Ý chần chừ không tạo phản mà đến khi gần chết mới dám ra tay? / Ngũ đại tướng soái trứ danh thời Tam Quốc, Gia Cát Lượng chỉ đứng thứ hai, ai là người đứng ở vị trí đầu tiên?
Bức thư nổi tiếng này được phát hiện ở thành cổ Ur ở miền Nam Iraq năm 1930-1931, khi đoàn thám hiểm do nhà khảo cổ học Leonard Woolley dẫn đầu khai quật được cùng một loạt tài liệu kinh doanh ghi bằng chữ hình nêm trên các phiến đất sét nhỏ.
Theo bức thư, một doanh nhân hoặc nghệ nhân tên là Nanni đã chỉ trích thương gia Ea-Nasir vì hứa hẹn bán cho ông những “thỏi đồng có chất lượng tốt” nhưng sau đó lại không tuân thủ thỏa ước.
Nanni bực mình rằng gã thương gia đã gửi những thỏi đồng cấp thấp và đối xử với ông cũng như người đưa tin của ông một cách khinh miệt – dường như chỉ vì ông vẫn còn nợ gã “một mina bạc (tầm thường)” trong khi ông đã thay mặt gã đưa đến cung điện 1.080 pounds đồng và umi-abum cũng đã đưa đến 1.080 pounds đồng, bên cạnh những gì họ đã ghi trên tấm đất sét đóng dấu niêm phong và lưu giữ trong đền thờ Samas” (một mina bằng khoảng 1/5 pounds)
Khi người đưa tin của Nanni cố gắng tranh cãi về chất lượng thỏi đồng với Ea-nāṣir, Nanni viết rằng cậu ta đã bị phớt lờ. “Nếu cậu muốn lấy thì lấy đi. Còn nếu không thì biến”, Ea-nāṣir được cho là đã nói như vậy với cậu chàng.
Nanni rất tức giận, cả về chất lượng thỏi đồng lẫn thái độ của gã thương nhân với đưa tin của ông. Người đưa tin đã phải nhiều lần trở về tay không và mỗi lần như vậy đều phải băng qua lãnh thổ nguy hiểm của kẻ thù. Nanni đòi trải lại tiền và kết thúc bức thư bằng tuyên bố thẳng thừng: “Tôi sẽ không chấp nhận bất kỳ thỏi đồng không đủ chất lượng nào của ông. [Từ giờ trở đi, nếu muốn bán cho tôi, ông sẽ phải mang đồng đến chỗ tôi.] Tôi sẽ chọn lấy từng thỏi một trên sân của mình và sẽ dùng quyền từ chối nhận hàng với ông vì ông đã khinh thường tôi.”
Đối với các nhà khảo cổ nghiên cứu về quá trình sản xuất và trao đổi kim loại ở Cận Đông cổ đại như giáo sưLloyd Weekstại Đại học New England (Úc), bức thư đã nắm bắt được thực tế thu nhỏ của một nền kinh tế cổ đại.
Kim loại đồng mà Nanni nhắc tới có thể dùng để làm những vật dụng quan trọng hằng ngày như dụng cụ, bình chứa, dao kéo. Vì vậy, nó là một mặt hàng quan trọng ở Mesopotamia thời đại đồ đồng. Vào thời điểm này, Ur là một thành bang Sumer hùng mạnh nằm trên Vịnh Ba Tư và là một trung tâm quan trọng trong mạng lưới giao thương rộng lớn. Nhưng vì Ur không giàu kim loại nên các thương nhân phải tìm đồng ở Dilmun cách đó hơn 600 dặm, trên một hòn đảo mà ngày nay gọi là Bahrain, GS. Weeks giải thích.
Để có đủ khả năng chi trả cho những chuyến đi đắt đỏ, các thương lái tư nhân đã liên kết với nhau để hùm vốn mua đồng từ bên ngoài. Mỗi người góp vốn dưới dạng các mặt hàng khác nhau, chẳng hạn như bạc và dầu mè. Những liên doanh này sau đó sẽ bán đồng rồi chia số tiền thu được với nhau, đồng thời đóng tiền thuế thập phân và các loại thuế khác cho cung điện và (có thể cả) đền thờ. Trong thư khiếu nại, Nanni đề cập đến việc trả 1.080 pounds đồng cho cung điện - bằng chứng về thuế thập phân của hoàng gia Sumer.
Được gắn kết với nhau bởi các mối quan hệ giai cấp, danh tiếng cá nhân và nhu cầu phụ thuộc lẫn nhau, nền kinh tế toàn cầu hóa thời kỳ đầu này có một sự phức tạp đáng kinh ngạc – và tất cả đều do các thương nhân như Ea-nāṣir và Nanni đảm nhận.
GS. Weeks nhận xét: “Mọi người thường nói về toàn cầu hóa như một hiện tượng hiện đại. Nhưng thời đại đồ đồng thường là thời kỳ đầu tiên mà các nhà khảo cổ học và sử gia kinh tế cảm thấy họ có thể nhìn vào tác động của toàn cầu hóa. Nó có thể không bao gồm cả địa cầu nhưng nó trải dài trên những khu vực rộng lớn của lục địa Á-Âu thời bấy giờ.”
Quay trở lại với Ea-nāṣir, hóa ra gã là một thương lái khét tiếng. Nanni không phải là người duy nhất khiếu nại chống lại gã. Trên thực tế, Bảo tàng Anh còn lưu trữ nhiều bằng chứngvề các giao dịch quanh co của Ea-nāṣir. Trên một tấm đất sét khác, một người tên là Imgur-Sinđã hô hàoEa-nāṣir phải “chuyển đồng chất lượng tốt cho Niga-Nanna... Phải cho anh ta đồng tốt để tôi không bị làm phiền! Ông không biết rằng tôi đã rất mệt mỏi sao?”. Trong một bản tuyên cáo khác với ông trùm bán đồng, một thương nhân tên là Nar-am đã đòi hỏi gã: “Phải đưa cho Igmil-Sin [sứ giả của Nar-am] loại đồng tốt! Hy vọng là trong tay ông vẫn còn đồng tốt”. Hiển nhiên, danh tiếng về sản phẩm kém chất lượng của Ea-nāṣir đã nổi tiếng ở thành Ur.
Với độ dày về dịch vụ khách hàng bết bát như vậy, hãy cho Ea-nāṣir cơ hội nói lời cuối. Thật may, một tài liệu đất sét từ gã thương gia Babylon này vẫn còn tồn tại - và không có gì đáng ngạc nhiên, nó đầy kịch tính. Trongmột bức thư chữ hình nêm, Ea-nāṣirnói vớimột người đàn ông tên là Šumum-libši và một thợ đồng rằng đừng phản ứng thái quá khi hai người đàn ông khác đến gặp họ để tìm kiếm một số kim loại bị mất. Ea-nāṣir khuyên họ: “Đừng chỉ trích, bàn luận về nó”. “Đừng sợ hãi!”. Thật là lời khuyên vững chãi từ kẻ lừa đảo đồng nổi tiếng nhất lịch sử.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao rắn lại sợ lươn? Hé lộ khả năng đặc biệt của lươn
Long bào của Tần Thủy Hoàng là màu đen, vì sao sau này không có hoàng đế nào dám mặc? Lý do rất thực tế
Để giải quyết những vấn đề 'sinh lý', người xưa đã phát minh ra một căn phòng như vậy, địa vị phụ nữ thấp đến đáng thương
CLIP: Cuộc đối đầu nảy lửa giữa chó Pitbull và cá sấu, cái kết đầy bất ngờ
CLIP: Rắn hổ mang kẹt đầu trong lon bia và hành trình giải cứu đầy kịch tính
Loại nấm vô cùng quý hiếm, trước đây là cống phẩm cho nhà vua, có giá hàng nghìn tỷ đồng, đắt hơn vàng cả nghìn lần