Bức tượng Phật lớn thứ 2 thế giới đột nhiên xuất hiện sau 700 năm, nguyên nhân biến mất vẫn chưa có lời đáp
Phát hiện xác ướp bên trong tượng Phật nghìn năm tuổi / Vẻ đẹp đầy mê hoặc của các quốc gia Phật giáo khắp châu Á
Phật giáo có nguồn gốc từ Ấn Độ nhưng đã phát triển mạnh mẽ ở Đông Nam Á và Trung Quốc. Văn hóa Phật giáo đã để lại nhiều công trình kiến trúc, kinh sách, hiện vật cổ kính có giá trị rất lớn. Có những di sản của Phật giáo được coi là quốc bảo ở Trung Quốc.
Trong suốt quá trình lịch sử hàng nghìn năm, để bày tỏ lòng thành kính đối với Đức Phật, người dân thường quyên góp tiền để xây những bức tượng Phật lớn.
Vào thời Bắc Tề (khoảng thế kỷ thứ 6), một bức tượng Phật cực lớn đã ra đời, nhưng nó đã biến mất trong 700 năm.
Mông Sơn Đại Phật nằm ở phía tây bắc Mông Sơn, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc, được các thợ thủ công chạm khắc trên vách đá. Theo ghi chép, bức tượng Phật này được xây dựng vào năm Thiên Bảo thứ hai trong triều đại Bắc Tề, được xây dựng bằng kinh phí của Hoàng đế Ôn Viễn, trên một ngọn núi phía sau chùa Khai Hoa.
Trong triều đại nhà Tùy, chùa Khai Hoa bảo trì và sửa chữa tượng Phật. Tuy nhiên, sau đó tượng Phật khổng lồ này lại trải qua nhiều giai đoạn sóng gió. Trong sáu năm trị vì, Đường Vũ Tông đã đàn áp Phật giáo, Mông Sơn Đại Phật cũng bị ảnh hưởng, ngôi chùa bị phá hủy, và tượng Phật khổng lồ cũng chìm vào quên lãng.
Cho đến năm 945, Lưu Tri Viễn, hoàng đế của triều đại Hậu Hán (chỉ làm vua 10 tháng) đã trùng tu các tượng Phật.
Vào cuối thời nhà Nguyên, chùa Khai Hoa bị thiêu rụi, từ đây dấu vết của Mông Sơn Đại Phật biến mất khỏi sử sách, mọi người đều tin rằng chính trong thời gian này, tượng Phật đã bị phá hủy.
Vào năm 1385 sau Công Nguyên, nhà Minh cho xây dựng lại chùa Khai Hoa, nhưng Mông Sơn Đại Phật không được quan tâm đến.
Qua hơn 700 năm, mãi cho đến năm 1983, một nhân viên thành phố tham gia cuộc điều tra dân số đã phát hiện ra rằng có một địa danh đặc biệt trong địa phương, ông cảm thấy rất kỳ lạ. Trong quá trình điều tra thực địa, ông nhận thấy rằng nó có hình dạng của một vị Phật, đầu và dưới ngực bị chôn vùi trong đất và đá.
Sau khi được phát hiện, chính quyền địa phương đã đưa Mông Sơn Đại Phật vào dự án bảo vệ văn hóa để sửa chữa và tạo hình đầu của Đức Phật năm 2006. Đến năm 2008, tượng Phật được tạo hình lại.
Sau 700 năm, tượng Mông Sơn Đại Phật cuối cùng đã xuất hiện trở lại. Tượng có chiều sâu 17,5 mét và chiều rộng 25 mét, toàn thân cao 66m, là bức tượng Phật tạc bằng đá có quy mô lớn sớm nhất thế giới.
Theo lẽ thường, Mông Sơn Đại Phật vẫn có thể được bảo tồn nguyên dạng cho đến ngày nay, vậy 700 trước nó đã trải qua những gì? Có phải vì động đất hay không? Tuy nhiên các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân, điều này đã trở thành một bí ẩn chưa được giải đáp.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bí mật về mức điện áp 110V, vì sao Việt Nam sử dụng 220V còn Mỹ và Nhật vẫn kiên quyết dùng 110V?
CLIP: Rồng Komodo hạ gục trâu chỉ với một cú cắn chí mạng
Kỳ lạ Bộ tộc đã sống dưới nước hơn 15.000 năm, phổi và lá lách to hơn người bình thường
CLIP: Chú chó "nhận bài học đắt giá" khi tấn công nhím
Việt Nam có loài sinh vật kỳ dị bậc nhất thế giới, có khả năng khó tin, hiếm người bắt gặp được
Cung điện 'siêu to khổng lồ' của Hoàng đế Tần Thủy Hoàng có gì mà khiến thích khách khiếp vía?