Bước vào lăng mộ hoàng gia xa xỉ, đội khảo cổ mừng rỡ: Không phải 120kg vàng, đống bùn này mới chứa kho báu!
Ngôi mộ cổ vô tình được cậu bé chăn cừu phát hiện, chuyên gia hào hứng khai quật nhưng không tìm thấy gì: Hóa ra lý do là đây! / Khám phá ngôi mộ cổ tập thể có cách mai táng kỳ lạ
Tháng 3/2011, Sở Di tích Văn hóa tỉnh Giang Tây, Trung Quốc nhận được tin báo của quần chúng nhân dân huyện Tân Kiến, thành phố Nam Xương về một ngôi mộ trên núi vừa bị kẻ trộm xâm phạm.
Đội khảo cổ nhanh chóng có mặt tại hiện trường và phát hiện ra đây là một quần thể lăng mộ hoàng gia có quy mô tới 40.000 m2 với 8 ngôi mộ, các điện tưởng niệm, hệ thống thoát nước và nhiều con đường.
Buồng mộ chính và mộ đạo nhìn từ trên cao (trái) - Kho báu vàng trong lăng (phải). Ảnh: Tân Hoa Xã.
Đây là lăng mộ vị hoàng đế thứ 9 của nhà Hán, cháu trai Hán Vũ Đế - Lưu Hạ (92 TCN – 59 TCN), Hoàng đế Lưu Hạ chỉ tại vị đúng 27 ngày rồi bị phế truất, giáng phong làm Hải Hôn hầu (Áp Hầu vùng Hải Hôn).
Tuy là vị hoàng đế có thời gian trị vì ngắn nhất lịch sử nhưng sau khi qua đời, Hải Hôn hầu vẫn được chôn cất trong một lăng mộ hết sức xa hoa và điều này khiến cho nhiều nhà nghiên cứu kinh ngạc.
Đống bùn mới là kho báu!
Trong suốt 5 năm khai quật lăng mộ ông, các chuyên gia khảo cổ đã tìm thấy hơn 10.000 di vật văn hóa bao gồm đá quý, ngọc bích, nhạc cụ, xe ngựa vô cùng tinh xảo... Đặc biệt còn có 10 tấn tiền xu đồng và hơn 120kg vàng thu hoạch được tại đây.
Tuy nhiên, các chuyên gia phụ trách lăng mộ Hải Hôn hầu lại khẳng định vàng không phải thứ đáng chú ý nhất trong lăng, kho báu quan trọng nhất mà họ tìm được lại nằm trong... một ụ bùn.
Trong lần dọn dẹp đầu tiên, đội khảo cổ đã vớt được nhiều di vật vàng, đồng... trong đống bùn nhưng ít ai ngờ bên dưới bùn còn có những phên tre từ thời nhà Hán, nhiều khả năng là muốn loại sách cổ. Những phên tre nằm lòng trong lòng đất đã hóa thành bùn đen, không còn thấy rõ hình hài nên ban đầu không ai nhìn ra chúng là bảo vật.
May mắn thay, theo các quy tắc khảo cổ, nếu có một món đồ mà người khai quật không hiểu rõ là gì, họ sẽ phải xử lý vô cùng cần trọng, đề phòng làm hỏng di tích văn hóa quan trọng.
Ngay khi tìm thấy những phên tre thời Hán, các chuyên gia tại hiện trường đã báo cáo với cấp trên để tìm ra phương án xử lý phù hợp.
Di vật lúc này đang ở trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng, các nan tre nằm lộn xộn, dây nối bị đứt, chỉ một tác động nhỏ nhất cũng đủ khiến chúng bị phá hủy.
Từ ụ bùn thành báu vật quốc gia
Những phên tre trong lăng mộ Hải Hôn hầu đã được đưa tới phòng nghiên cứu để chuẩn bị trùng tu. Sau 3 tháng đau đầu tìm phương án trùng tu, đội khảo cổ cấp quốc gia đã thử nghiệm thành công một chất gia cố mang tên "chất lỏng polyme".
Khi ngâm những phên tre vào chất lỏng polyme, chất lỏng sẽ thâm nhập vào cấu trúc và kết dính các phần bị đứt gãy. Bằng cách này, các kết cấu của nan tre mới được củng cố mà không bị tổn hại bởi tác động của con người.
Các nhà khảo cổ đã mất tổng cộng 6 tháng để ngâm 5.000 nan tre trong chất lỏng polyme và mất thêm gần 1 năm nữa cho công việc gia cố và bóc tách.
Suốt quá trình này, họ cần đảm bảo bề mặt nan tre không chỉ sạch bùn mà chữ viết bên trên cũng phải nguyên vẹn. Nhóm khảo cổ đã thiết kế riêng một loại bàn chải mềm chuyên để làm sạch di vật này.
Sau khi được làm sạch và quét tia hồng ngoại, chữ viết trên các nan tre đã hiện ra. 5.000 phên tre này là 8 cuốn sách cổ quan trọng bao gồm sách "Kinh Dịch", "Kinh Lễ", "Luận Ngữ", "Y Thư"...
Những cuốn sách thời Hán có nhiều phần khác biệt so với phiên bản đang được lưu hành trong thời hiện đại. Hiện những tài liệu này vẫn đang được nghiên cứu thêm và sẽ sớm được công bố rộng rãi.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Nhặt bừa viên đá chặn cửa nhiều thập kỷ, cụ bà đến khi mất cũng không biết mình từng sở hữu báu vật
Quái vật Bigfoot hiện nguyên hình giữa màn đêm, ảnh cận cảnh khiến netizen thế giới sửng sốt?
Điều gì sẽ xảy ra nếu phi hành gia đi tè trên mặt trăng? Hậu quả vô cùng kinh khủng
Bạn có biết loại cây duy nhất này chỉ Việt Nam mới có, chưa từng xuất hiện trên thế giới
Quốc gia dự trữ vàng nhiều nhất thế giới: Gấp 4 lần Trung Quốc, 3 nước châu Âu cộng lại cũng không bằng
Ngư dân nhặt được rùa vàng nhỏ liền đổi lấy 1 triệu đồng, khóc ròng khi biết giá trị thật lên đến 660 tỷ