Khám phá

Dòng chữ bí ẩn trên mộ cổ khiến chuyên gia 'vò đầu bứt tai': Chủ nhân là hậu duệ của một trong 'Tứ đại mỹ nhân Trung Quốc'?

Việc tìm thấy mộ cổ này đã gây chấn động giới sử học và văn học Trung Quốc.

Nữ tướng tài sắc bậc nhất lịch sử Trung Quốc nhưng khi bước vào lăng mộ bà, các chuyên gia lại lắc đầu: Sụp đổ hình tượng hoàn toàn! / Nữ tướng tài sắc bậc nhất lịch sử Trung Quốc nhưng khi bước vào lăng mộ bà, các chuyên gia lại lắc đầu: Sụp đổ hình tượng hoàn toàn

Ngay khi tin tức được loan ra, giới khảo cổ lập tức đổ xô tới tận nơi để xác minh sự thật. Bởi theo sử sách, mặc dù Đường Huyền Tông rất sủng ái Dương Quý Phi nhưng họ không có con nối dõi. Hơn nữa, Dương Quý Phi vốn đã chết trên đường chạy phiến loạn tại Mã Ngôi Dịch, thuộc tỉnh Thiểm Tây.

Dòng chữ bí ẩn trên mộ cổ khiến chuyên gia vò đầu bứt tai: Chủ nhân là hậu duệ của một trong Tứ đại mỹ nhân Trung Quốc? - Ảnh 1.

Ngôi mộ nằm sâu trong núi và rất khác thường. Ảnh: Kknews.

Vậy chủ nhân của ngôi mộ cổ có thực sự là con gái của Dương Quý Phi, một trong tứ đại mỹ nhân của Trung Quốc? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về ngôi mộ này.

Khi được tìm thấy, ngôi mộ cổ nằm sâu trong vách núi. Trên thực tế, nó là 2 ngôi mộ nằm trong một lăng mộ lớn. Nó không chỉ nằm ở khu vực kín đáo mà còn được thiết kế rất sang trọng. Sau khi kiểm tra kỹ lưỡng, các chuyên gia nhận thấy ngôi mộ rất khác thường.

Dòng chữ bí ẩn trên mộ cổ khiến chuyên gia vò đầu bứt tai: Chủ nhân là hậu duệ của một trong Tứ đại mỹ nhân Trung Quốc? - Ảnh 2.

Một trong số các tác phẩm điêu khắc bên trong mộ. Ảnh: Kknews.

Thứ nhất, ngôi mộ của con gái Dương Quý Phi được xây trên vách đá cheo leo, khác hẳn các ngôi mộ khác.

Thứ hai, đá dùng để xây lăng mộ là đá long cốt, đây là loại đá hóa thạch, tương tự đá vôi, rất cứng, bền và vô cùng hiếm.

 

Thứ ba, thiết kế lăng mộ cũng rất đặc biệt, bên trên mộ có rất nhiều tác phẩm điêu khắc tinh xảo về hình hoa mẫu đơn, võ sĩ…

Đây không phải là những họa tiết mà người bình thường dùng để trang trí mộ. Ngoài ra, dù 2 ngôi mộ trông giống nhau nhưng sự khác biệt rất lớn. Tuy phần đáy đều nằm ngang nhưng phần đỉnh mộ của ngôi bên phải cao hơn hẳn bên trái.

Trên cửa vào ngôi mộ bên phải có rất nhiều tác phẩm điêu khắc nhưng ngôi mộ bên trái không có. Cả hai ngôi mộ đều sắp xếp theo nguyên tắc nam tả nữ hữu. Nhưng xét trên cách thức bài trí có thể thấy nam chủ có thân phận thấp hơn nữ chủ.

Dòng chữ bí ẩn trên mộ cổ khiến chuyên gia vò đầu bứt tai: Chủ nhân là hậu duệ của một trong Tứ đại mỹ nhân Trung Quốc? - Ảnh 4.

Ngôi mộ được làm từ đá long cốt rất quý hiếm. Ảnh: Kknews.

Đặc biệt các chuyên gia đã tìm thấy bằng chứng chứng minh ngôi mộ bên phải đích thực là con gái của Dương Quý Phi. Hóa ra bên trong ngôi mộ của nam chủ còn có một tấm bia đá có khắc chữ.

 

Ngụ ý là "Tên là Tư Thông, tự Quân Thính, sinh vào năm Thiên Bảo Ất Dậu, đã kết hôn với với con gái của Dương Thị, Dương Thị mang tước hiệu quý phi".

Dù bia đá không ghi rõ Dương Thị thuộc dòng dõi nào nhưng dựa trên ngày sinh của nam chủ (Thiên Bảo Ất Dậu) cũng chính là vào thời Đường, các chuyên gia cho rằng người mẹ vợ được nhắc tới chính là Dương Quý Phi.

Dòng chữ bí ẩn trên mộ cổ khiến chuyên gia vò đầu bứt tai: Chủ nhân là hậu duệ của một trong Tứ đại mỹ nhân Trung Quốc? - Ảnh 6.

Việc tìm thấy mộ của con gái Dương Quý Phi đã gây chấn động cho giới nghiên cứu. Ảnh: Kknews.

Theo "Tân Đường Thư", vào năm 757 sau Công Nguyên, sau khi cuộc phiến loạn của An Lộc Sơn kết thúc, Đường Huyền Tông bí mật phái người tới Mã Ngôi Dịch chôn cất Dương Quý Phi nhưng khi mở quan tài lại không tìm thấy hài cốt của nàng mà chỉ có một cái túi thơm.

Nhiều học giả cũng đồng ý với suy luận này, bởi trong "Trường hận ca" của cư sĩ Bạch Cư Dị và "Trường ca hận truyện" của Trần Hồng đã từng nhắc tới việc này. Các chuyên gia cũng cho rằng, sau sự việc ở Mã Ngôi Dịch, Dương Quý Phi đã lặng lẽ chuyển đến thôn Vinh Nhạc.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm