Buổi thượng triều kéo dài nếu lỡ mót đi vệ sinh, quan lại phong kiến thời xưa sẽ phải "xử lý" thế nào?
Cặp vợ chồng vua chúa dị hợm nhất trong lịch sử Trung Quốc / Mộ phần người khác loài và "quái thú" 1,8 triệu tuổi: lịch sử thay đổi?
Quy định hà khắc với quan lại thời xưa
Thời nhà Minh, các vị đại thần phải có mặt từ lúc 3 giờ sáng (giờ Bắc Kinh) đứng đợi bên ngoài cửa cung để chờ Hoàng thượng lên triều.
Có phải bạn cảm thấy 3 giờ sáng là quá sớm? Nhưng thực tế các vị đại thần còn thức dậy sớm hơn như thế. Bởi vì thời xưa, quan lại khi thượng triều nhất định phải ăn mặc chỉnh tề.
Trong khi đó, quan phục lên triều của các đại thần rất phức tạp, vì thế họ phải dậy từ sớm, chải chuốt gọn gàng, ăn mặc chỉnh tề. Với các vị quan nhà ở xa cung cấm thì còn phải dậy sớm hơn, thậm chí 12 giờ đêm đã phải chuẩn bị lên đường rồi. Vậy mới thấy, làm quan cũng thật cũng không phải là chuyện quá sung sướng.
Ảnh minh họa.
Tuy nhiên dưới thời phong kiến, sinh hoạt của người dân khác với hiện nay. Trời vừa tối, đa phần mọi người sẽ chuẩn bị đi ngủ. Vậy nên, các vị đại thần dù phải thức dậy sớm nhưng họ vẫn được ngủ đủ giấc, hơn thế họ cũng có giờ nghỉ trưa chứ không phải cả ngày đều phải xử lý công vụ. Điều khó khăn nhất khi lên triều sáng sớm đó chính là thời tiết.
Bởi vì có một số vị đại thần tuổi già sức yếu, nếu như vào mùa đông, phải đứng chờ hai ba canh giờ trước cửa cung trong cái gió lạnh mùa đông quả thực là không cần nghĩ cũng biết vất vả đến mức nào.
Thử tưởng tượng trong gió rét mùa đông của phương Bắc Trung Quốc mà phải đứng run rẩy đợi xe bus là đã đủ biết thế nào rồi.
Điều khiến người ta khó chịu đựng hơn nữa là nếu buổi thượng triều không có chuyện gì quan trọng thì thường có thể kết thúc vào buổi trưa, khi ấy quan lại có thể quay về nhà ngủ bù. Nhưng cũng sẽ có những buổi thượng triều kéo dài từ lúc 4, 5 giờ sáng đến tận buổi chiều, diễn ra khoảng mười mấy tiếng đồng hồ.
Luật pháp Đại Minh quy định, trước khi vào thượng triều, các vị đại thần phải có mặt bên ngoài Ngọ Môn từ lúc 3 giờ sáng, đợi đến khi chuông trên Ngọ Môn vang lên thì tức là buổi thượng triều bắt đầu.
Các vị đại thần sẽ lần lượt vào cung theo thứ bậc, xếp hàng ngay ngắn trước thềm Thái Hòa điện, thực hiện đại lễ quỳ gối dập đầu ba lần. Tiếp sau đó là thời gian thượng triều buồn tẻ nhất, khó khăn nhất.
Trong các bộ phim truyền hình, chúng ta thường thấy cảnh các vị đại thần lên triều bên trong Thái Hòa điện, nhưng trên thực tế lại không được tốt đẹp như vậy. Toàn thể văn võ bá quan đều phải hứng gió lạnh đứng trên sân của Thái Hòa điện để bẩm tấu chuyện quốc gia đại sự, bởi một đoàn người đông như vậy Thái Hòa điện làm sao chứa hết?
Thậm chí, đến thời nhà Thanh, tất cả quan lại đều phải quỳ khi lên triều. Điều này gây khó khăn cho các vị đại thần đã cao tuổi. Chính bởi thế họ mới nghĩ ra dụng cụ bao đầu gối, nhờ nó sẽ giúp đầu gối bớt đau và khó chịu khi phải quỳ liên tục.
Các quan lại trẻ tuổi, thân thể khỏe mạnh thì xem như có thể chịu đựng được, nhưng những vị quan già yếu thì làm sao có thể chịu đựng được kiểu giày vò người như thế?
Thử nghĩ xem, suốt từ lúc 3 giờ sáng đến tận trưa, không được ăn uống gì, không được đi vệ sinh, thì sẽ khó chịu đến cỡ nào?
Nhưng vậy vẫn chưa hết, trong lúc thượng triều, nếu các có vị nào vô tình ho hay khạc nhổ hay đứng không vững đều sẽ bị ghi lại với tội danh khinh nhờn Thánh thượng.
Trong thời gian thượng triều sẽ có một chức vị là Ngự sử chuyên duy trì trật tự, có nhiệm vụ ghi chép lại các hành động khiếm nhã, vô lễ của các vị đại thần.
Chỉ cần bạn lỡ gây ra tiếng động thì đã bị chỉ mặt phê bình chứ đừng nói đến chuyện xin ra ngoài để đi vệ sinh.
Cũng bởi thế nên khi thượng triều các vị quan viên đều không dám hít thở mạnh, muốn động đậy cũng không dám, nó cũng gần giống với khi chúng ta đi học quân sự, yêu cầu phải đứng nghiêm chỉnh, đúng tư thế, nhưng còn nghiêm khắc hơn như vậy nhiều.
Nếu buồn đi vệ sinh các vị quan thần sẽ xử lý ra sao?
Nhưng tục ngữ có câu: "Con người có ba cái gấp", nếu như bị đau bụng hay mót tiểu không thể nhịn được nữa thì phải làm thế nào?
Các vị quan viên đều biết thời gian thượng triều không hề dễ chịu, cho nên trước buổi thượng triều, các vị quan viên sẽ cố gắng "bài tiết cho bằng hết, không ăn không uống", dù bản thân có bị đói cũng tuyệt không thể thất lễ trước mặt Hoàng thượng.
Bên cạnh đó, họ cũng đều có mánh khóe riêng của bản thân. Ví dụ như sẽ dùng vài mẹo nhỏ để tránh cho cơ thể bài tiết trong thời gian lên triều.
Theo lời đồn, có một loài chim sống trên cây trinh nam, khi nước miếng của nó rơi xuống cây, nếu dùng chỗ gỗ đó, đốt lên ngậm trong miệng sẽ giúp giảm bớt tốc độ bài tiết của cơ thể.
Còn một cách khác đó là uống thuốc. Với các vị quan đã lớn tuổi, sức khỏe yếu, lại phải đứng lâu trong gió lạnh, không ăn không uống một thời gian dài sẽ rất dễ bị đột quỵ, cho nên trước khi lên triều họ sẽ ngậm trong miệng một miếng nhân sâm, giúp tăng cường thể lực cho bản thân.
Song, dù cho đã chuẩn bị bằng nhiều cách kỹ càng như thế, nhưng vẫn sẽ xảy ra chuyện ngoài ý muốn.
Ví dụ như một vị quan viên nào đó tối hôm trước ăn đồ hỏng bị đau bụng hoặc bất ngờ gặp "sự cố" không thể chịu đựng được thì phải làm như thế nào?
Trong tình huống này, các vị quan viên cũng sẽ không tự làm khó chính mình, nếu không chịu được nữa thì không cần chịu, cũng giống như chúng ta ngày nay, khó khăn quá thì chọn xin nghỉ!
Cũng có đôi khi xin nghỉ không được hoặc không kịp xin nghỉ trước thì đành phải liều mình mà đi vì chẳng còn cách nào khác. Các vị quan có chức vị cao thì có thể ngồi kiệu đến, trong kiệu được chuẩn bị bệ xí, trên đường đi hoặc trong thời gian chờ trước khi lên triều cũng sẽ dễ dàng giải quyết hơn.
Nhưng các chức vị thấp hơn thì không được như thế, họ không có kiệu cũng chẳng có bệ xí, cách duy nhất đó là âm thầm cầu trời khấn phật để bản thân không bất ngờ bị đau bụng.
Nếu như không thể chịu đựng được nữa, thì họ sẽ dùng cách nói bóng gió, ẩn ý để bày tỏ nhu cầu của bản thân.
Hoàng thượng tất nhiên cũng biết "người có ba việc gấp", nên khi được nguyện vọng của họ sẽ căn cứ tình huống cụ thể mà cho phép ra ngoài đi vệ sinh hoặc cho quay về nhà tìm đại phu khám bệnh.
Nhưng nói đến đây lại có một vấn đề nữa đó là: Trong Hoàng cung không có nhà vệ sinh.
Thời phong kiến, người ta quan niệm rằng vật bài tiết là thứ không sạch sẽ, cho nên không được phép xuất hiện trong Hoàng cung, làm ô uế không khí Hoàng tộc, bởi vậy nên trong cung không có nơi gọi là "nhà vệ sinh".
Nếu Hoàng đế hoặc các vị quan viên muốn đi vệ sinh trong cung thì phải dùng một cái thùng gỗ gần giống cái bệ xí, được gọi là "cái bô". Những "cái bô" này sau khi được cọ rửa sạch sẽ sẽ được cất gọn trong Cung Phòng. Nếu ai muốn đi vệ sinh thì có thể sai người đến Cung Phòng lấy cái bô đến để dùng.
Một vấn đề nữa đó là: Nếu như Hoàng đế không cho phép vị đó ra ngoài đi vệ sinh thì phải làm thế nào? Thực ra tình huống này rất khó có thể xảy ra.
Chỉ cần Hoàng đế là người có thể kiên trì thượng triều thì đều là bậc minh quân một thời, trong lòng chắc chắn sẽ quan tâm đến quan viên dân chúng, người như vậy thì làm sao có thể làm khó quan viên của mình khi ấy được?
Nếu một vị Hoàng đế không để tâm đến quốc gia, đến quan viên, vậy thì Hoàng đế đó sao có đủ kiên nhẫn để thượng triều? Chẳng bằng dùng thời gian ấy ngủ thêm một giấc có phải tốt hơn không?
Nếu Hoàng đế nhận ra quan viên đáng ám chỉ nhu cầu gấp gáp của mình trên buổi thượng triều thì chắc chắn sẽ không cần suy nghĩ mà phê chuẩn cho người đó ra ngoài.
Một Hoàng đế tốt phải là người có thể hiểu được nhu cầu của quan viên kịp thời, ví dụ như Chu Nguyên Chương, Khang Hi, Ung Chính,… họ hầu như không làm khó quan viên, luôn quan tâm thiên hạ bách tính, có thể thấu hiểu được sự khó khăn và vất vả của các vị quan trong triều.
Song trong lịch sử cũng có một số vị quan rất nổi tiếng, một khi bọn họ "gấp" rồi thì ngay cả Hoàng thượng cũng không quan tâm mà trực tiếp cáo lui, Hoàng thượng cũng chẳng thể làm gì họ ví dụ như Tào Tháo, Đổng Trác, Vương Mãng, Tư Mã Ý, …,
Song những chuyện như vậy quả thực không có nhiều. Thậm chí nếu đã không còn có thể chịu đựng được nữa, Hoàng thượng sẽ cho phép họ đi vệ sinh ngay trước mặt mọi người, trên triều cũng không ai dám phản đối.
Dĩ nhiên là những chuyện như vậy chỉ là trường hợp rất cá biệt, vì thông thường trong những buổi lên triều sớm cũng sẽ chẳng xuất hiện những lần "gấp gáp" như thế, nếu như không chịu đựng được nữa thì Hoàng đế cũng chỉ mắng chút thôi chứ sẽ không trách phạt, sẽ coi đó như chuyện ngoài ý muốn rồi cho qua.
Các vị quan viên khi thượng triều có thể "gấp", vậy Hoàng thượng thì thế nào? Thân là ngôi vị cửu ngũ chí tôn, là người có quyền lực tối cao, chắc chắn sẽ không thể hiện ra việc mình bị đau bụng cần đi vệ sinh với bề tôi của mình, vì như thế sẽ làm mất thể diện Hoàng gia.
Vậy các bạn nghĩ Hoàng đế khi "gấp" thì sẽ làm thế nào? Rất đơn giản, Hoàng đế chỉ cần nói một câu sẽ hóa giải mọi chuyện đó là: "Có việc thì bẩm tấu, không việc thì bãi triều"
Những đại thần có chuyện quan trọng cần bẩm tấu sẽ ở lại đợi báo cáo, như vậy Hoàng đế có thể thoải mái "giải quyết nỗi buồn" của bản thân.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ