Hoàng hậu nhỏ tuổi nhất lịch sử Trung Quốc: 6 tuổi lên ngôi, 15 tuổi trở thành Hoàng thái hậu
3 vị sủng phi có quyền lực cao nhất lịch sử Trung Quốc, đến Hoàng Hậu cũng phải ghen tỵ / Vị Hoàng hậu ngang ngược, cả gan mắng cả bố chồng, tặng quà "độc" để dằn mặt Hoàng đế
6 tuổi lên ngôi Hoàng hậu
Năm 89 TCN, Thượng Quan thị - con gái đầu lòng của trưởng nam Thượng Quan An và con gái cả nhà Hoắc – Hoắc thị chào đờ. Thượng Quan thị chính là cầu nối giữa hai đại gia tộc Thượng Quan – Hoắc.
2 năm sau, năm 87 TCN, Hán Vũ Đế băng hà. Thượng Quan Kiệt và Hoắc Quang (ông nội và ông ngoại của Thượng Quan thị) được giao phó nhiệm vụ phụ chính cho Hán Chiêu Đế Lưu Phất Lăng, khi đó mới 8 tuổi.
Theo đề xuất của cha con Thượng Quan, các đại thần thống nhất tôn Ngạc Ấp Công Chúa - chị gái của Lưu Phất lăng làm Trưởng Công Chúa, để chăm sóc và phụ giúp Chiêu Đế trong các quyết định chính sự. Cũng nhờ sự kiện này mà nhà Thượng Quan có được lòng tin lớn từ Trưởng Công Chúa.
Đầu năm 83 TCN, Thượng Quan An, thông qua tâm phúc của Trưởng Công Chúa, đưa con gái là Thượng Quan Thị nhập cung làm Tiệp dư (cấp bậc cao nhất trong các phi tần của Vua) cho Hán Chiêu Đế.
Chỉ 1 tháng sau, Thượng Quan thị được lập làm Hoàng hậu. Năm đó nàng vừa tròn 6 tuổi, trong khi Hán Chiêu Đế cũng chỉ mới 12 tuổi. Thượng Quan Hoàng hậu chính là vị Hoàng hậu trẻ nhất trong lịch sử các triều đại phong kiến Trung Quốc.
15 tuổi thành Hoàng thái hậu
Sự can thiệp của Hoắc Quang giúp Thượng Quan Hoàng hậu được Hán Chiêu Đế chuyên sủng, nhưng đáng tiếc nàng không có cơ hội sinh Hoàng tử bởi Hán Chiêu Đế sớm yểu mệnh. Năm 74 TCN, tháng 4, Hán Chiêu Đế băng hà, khi mới 20 tuổi. Lúc ấy Thượng Quan Hoàng Hậu còn chưa đầy 15.
Do Chiêu Đế không có con, đại thần phụ chính Hoắc Quang lập Lưu Hạ, con trai của Xương Ấp Ai vương Lưu Bác và là cháu nội Hán Vũ Đế làm Hoàng thái tử, sau đó tiến hành kế vị ngôi Hoàng đế.
Tháng 6 cùng năm, Lưu Hạ nhận Hoàng đế tỉ thụ, tôn Thượng Quan thị làm Hoàng thái hậu. Mới 15 tuổi, Thượng Quan thị trở thành Hoàng thái hậu trẻ nhất trong lịch sử Trung Quốc.
Lưu Hạ vô năng bất tài nên cuối cùng bị Hoắc Quang xin Thượng Quan Thái hậu phế truất chỉ sau 27 ngày ngồi trên ngai vàng.
Hoắc Quang sau đó dâng sớ tấu xin Thượng Quan Thái hậu lập cháu chắt trưởng của Hán Vũ Đế là Lưu Bệnh Dĩ làm hoàng đế, tức Hán Tuyên Đế.
Hai bên nội ngoại mâu thuẫn, lần lượt chứng kiến người thân qua đời
Do Hoắc Quang nhiều lần làm phật lòng nhà Thượng Quan nên hay bên xảy ra mâu thuẫn. Thượng Quan vì muốn trả công cho tâm phúc của Trưởng Công chú, thượng Quan An đã xin Hoắc Quang phong tước hầu cho người này nhưng bị từ chối. Tư thù giữa hai nhà ngày càng gia tăng. Hoắc Quang vì vậy trở thành cái gai trong mắt Trưởng Công chúa.
Hoắc Quang cũng đắc tội với nhiều quan thần ủng hộ anh trai của Hán Chiêu Đế là Lưu Đán. Vậy nên tất cả những người này đều hợp sức mưu sát hại Hoắc Quang, lật đổ Hán Chiêu Đến để đưa Lưu Đán lên ngôi.
Kế hoạch nổi dậy thất bại, Trưởng công chúa và Lưu Đán bị Hán Chiêu Đế ép tự sát, cả nhà Thượng Quan bị chu di.
Lúc này, Hoắc Quang trở thành người nắm quyền lực lớn nhất trong chiều. Hoắc Quang muốn cháu gái mình hạ sinh hoàng tử càng sớm càng tốt nên cấm Hán Chiêu Đế sủng ái các phi tần và cung nữ khác trong cung.
Tuy nhiên, có người nói rằng vì Hán Chiêu Đế ghét sự độc tài của Hoắc Quang nên không động vào người Thượng Quan hoàng hậu dù chỉ 1 lần và bà vẫn còn nguyên trinh tiết cho đến lúc qua đời.
Năm 68 TCN Hoắc Quang qua đời. Hai năm sau đó, toàn bộ gia tộc học Hoắc bị Tuyên Đế giết chết vì mưu giết Thái tử Lưu Thích. Thượng Quan Thái hậu lui về sống an nhàn, cô độc cho đến hết đời tại Trường Lạc cung và qua đời ở tuổi 52.
End of content
Không có tin nào tiếp theo