Cả đời mưu lược, vì sao Tào Tháo nhất quyết không làm hoàng đế? Nguyên nhân số 1 thấm thía
Người đàn ông nhặt được 1 hòn đá, chuyên gia hé lộ giá trị khiến dân tình ngã ngửa / Không phải chúa tể đại bàng, loài chim nào bay cao nhất thế giới?
Trong những năm cuối của thời nhà Đông Hán, thiên hạ loạn lạc, thời thế xuất anh hùng. Có vô số anh hùng, hào kiệt xuất hiện trong thời kỳ này. Trong cuộc đua tranh giành quyền lực, duy chỉ có ba thế lực mạnh nhất vươn lên dẫn đầu, đó là Tào Ngụy, Thục Hán và Đông Ngô. Đại diện và là "ông chủ" của ba thế lực này chính là Tào Tháo, Lưu Bị và Tôn Quyền.
Những cuộc đọ trí và lực giữa ba 'ông chủ' này đã góp phần tạo ra một thời kỳ Tam Quốc đầy biến động.
Trong số ba vị quân chủ này, Tào Tháo là được coi là một nhân vật đặc biệt. Dù không có xuất thân trong danh gia vọng tộc, nhưng Tào Tháo đã từng bước thiết lập cơ nghiệp cho nhà Tào Ngụy trong thời Tam Quốc loạn lạc bằng chính sự mưu lược, trí dũng, và cả sức mạnh quân sự.
Có thể nói, Tào Tháo nắm giữ quyền lực mạnh nhất trong Tam Quốc và được coi là một nhân vật lịch sử có ảnh hưởng rất lớn.
Táo Tháo là một chính trị gia kiệt xuất trong lịch sử Tam Quốc.
Tào Tháo có tài thao lược quân sự xuất chúng. Ông từng tham gia rất nhiều trận chiến, lần lượt đánh bại các chư hầu, thống nhất phương Bắc rộng lớn, củng cố thế lực ngày càng lớn mạnh.
Nhưng có một câu hỏi đặt ra rằng, Tào Tháo đã thắng rất nhiều trận chiến, thậm chí làm chủ một vùng lãnh thổ rộng lớn, tại sao ông lại không tự mình làm hoàng đế?
Sở dĩ Tào Tháo nhất quyết không tự xưng là hoàng đế vì những nguyên nhân sau đây.
Ba nguyên nhân khiến Tào Tháo không xưng đếThứ nhất, Tào Tháo sử dụng sách lược "phò tá thiên tử để hiệu lệnh chư hầu". Sở dĩ Tào Tháo có thể danh chính ngôn thuận nắm giữ quyền lực dưới một người mà trên cả vạn người trong thiên hạ, chính là nhờ sách lược này.
Nhà Đông Hán giai đoạn cuối dù đã suy yếu, nhưng hoàng đế vẫn được coi là vị trí tối thượng, có sức ảnh hưởng lớn tới người trong thiên hạ. Do đó, nếu Tào Tháo tự xưng làm hoàng đế, tất sẽ mang tiếng là phản tặc, dẫn đến lòng dân không phục. Nếu đã không danh chính ngôn thuận như vậy thì hà tất gì Tào Tháo phải chọn làm hoàng đế.
Hơn nữa, để hoàn thành đại nghiệp thống nhất thiên hạ, khi tham chiến phải có danh chính ngôn thuận thì mới chiếm được ưu thế cũng như thu hút hiền tài. Vì vậy, việc Tào Tháo tôn phụng, phò tá "thiên tử" để hiệu lệnh chư hầu là một sách lược vẹn toàn quan trọng giúp vị quân chủ này gặt hái được nhiều thành công đến như vậy.
"Phò tá thiên tử để hiệu lệnh chư hầu" là sách lược mang lại nhiều thành công cho Tào Tháo.
Thứ hai, bài học nhãn tiền từ thất bại của Viên Thiệu đã khiến Tào Tháo trở nên cẩn trọng. Viên Thiệu dù binh lực rất mạnh nhưng lại làm mất lòng thiên hạ, kết cục là thân bại danh liệt. Tào Tháo dù đang nắm trong tay đại quyền nhưng cũng không dám hành động động hấp tấp khi thấy những thế lực mạnh như Viên Thiệu cũng không tránh được kết cục thảm khốc sau khi dẹp loạn.
Trên thực tế, ngọn cờ là điều kiện quan trọng nhất trong đấu tranh chính trị thời Tam Quốc. Hơn nữa, kể từ khi bắt đầu khởi binh dẹp loạn, đánh Đổng Trác, Viên Thuật, Lã Bố, dụ hàng Trương Tú, đánh Viên Thiệu..., Tào Tháo luôn dùng danh nghĩa phụng sự nhà Đông Hán và gương cao ngọn cờ chính nghĩa là đánh đuổi nghịch tặc. Do đó, thử hỏi nếu vứt bỏ ngọn cờ đó thì Tào Tháo dựa vào gì để có thể thu phục được lòng dân?
Thứ ba, việc Tào Tháo tự xưng mình làm hoàng đế là điều hoàn toàn không cần thiết. Bởi dẫu sao hoàng đế nhà Đông Hán lúc bấy giờ cũng chỉ là bù nhìn, hữu danh vô thực, còn Tào Tháo lại nắm thực quyền trong triều. Thay vào việc lên ngôi hoàng đế, Tào Tháo tập trung sức lực vào việc chinh phạt Thục Hán và Đông Ngô, từ đó thống nhất thiên hạ.
Khi Tôn Quyền dâng biểu mong muốn Tào Tháo lên ngôi hoàng đế, Tào Tháo từng nói về việc xưng đế rằng: "Nhược bằng thiên mệnh chỉ cho ta làm một Chu Văn Vương mà thôi".
Câu trả lời cho thấy sự khôn ngoan nhưng cũng đầy ẩn ý của Tào Tháo. Bản thân vị quân chủ này nói rõ việc mình không có ý chiếm ngôi hoàng đế, nhưng đồng thời cũng không loại trừ khả năng rằng con cháu của ông sau này có thể trở thành hoàng đế và thay đổi triều đại. Sự chuẩn bị kỹ lưỡng cùng tính toán của Tào Tháo trong thực tế sau này đã đúng. Bởi con trai ông là Tào Phi quả nhiên đã thuận lợi lên làm hoàng đế.
Xem xét kỹ lưỡng tình hình thực tế, cùng với nhãn quan chính trị nhạy bén, chính vì vậy Tào Tháo không tự xưng làm hoàng đế để tránh những rắc rối ở cả bên trong và bên ngoài. Ông từng bước gây dựng thế lực, tạo nền tảng to lớn cho con trai là Tào Phi sau này lập nên nhà Tào Ngụy.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'