Khám phá loài "cá mập yêu tinh"
Cá mập 'trinh nữ' đẻ nhiều kỷ lục / Phát hiện hóa thạch của loài cá mập cổ đại
Loài quái vật biển sâu này có ngoại hình hết sức ghê rợn, mũi dài như một chiếc bàn là, những chiếc răng nhọn tua tủa như một cái bẫy, làn da tím nhợt nhạt mang đến cảm giác rùng rợn.
Cận cảnh hình thù đáng sợ của loài cá mập yêu tinh (Ảnh: Ibtimes)
Theo ghi nhận, đây cũng là lần đầu tiên sau hơn một thập kỷ, loài người được chứng kiến loài cá mập yêu tinh ở Vịnh Mexico.
"Tôi thậm chí còn không biết nó là cái quái gì nữa. Những nhân viên của NOAA (tổ chức Đại dương và Khí quyển Quốc gia Hoa Kỳ) nói rằng rất có thể tôi là một trong 10 người duy nhất trên Trái Đất được nhìn thấy loài sinh vật này còn sống", Moore nói với truyền thông Mỹ.
Và thật may mắn là người đàn ông ngoài lục tuần đã mang theo điện thoại di động có chế độ chụp ảnh. Khi phát hiện cá mập yêu tinh, Moore đứng ở khoảng cách an toàn và ước tính con cá mập này dài khoảng 5,5m. "Tôi không sử dụng thiết bị đo lúc đó vì những hàm răng sắc nhọn của nó có thể khiến tôi gặp nguy hiểm", Moore cho biết.
Con cá mập yêu tinh này được cho là cá thể cuối cùng còn sống sót trong gia đình giống Mitsukurinidae, tồn tại cách đây khoảng 125 triệu năm. Đôi khi chúng được miêu tả như một hóa thạch sống còn sót lại trên Trái Đất.
Cá mập yêu tinh lần đầu tiên được ghi nhận vào năm 1898 khi một ngư dân Nhật Bản bắt được và gọi nó với tên tengu-zame. Tengu được biết đến là một giống yêu tinh ma quái với chiếc mũi dài ngoằng tương tự như nhân vật chú bé người gỗ Pinocchio. Loài vật kỳ quái này khi trưởng thành sẽ đạt chiều dài gần 11m và sống ở độ sâu hơn 1.000m, ít được khám phá.
Cấu tạo hàm độc đáo giúp cá mập yêu tinh nuốt gọn con mồi một cách dễ dàng (Ảnh: Picsndquotes)
Cách thức tấn công con mồi của loài cá mập yêu tinh
Loài cá mập yêu tinh thường sống ở một số vùng nước sâu hàng ngàn feet và được đặt tên theo một loài sinh vật trong truyền thuyết của người Nhật Bản, có chiếc mũi dài và gương mặt màu đỏ rực. Chúng là loài sinh vật nước sâu kỳ lạ và thường sống theo từng cá thể đơn lẻ.
Cấu tạo hàm như lò xo và hoạt động tương tự miệng rắn nhưng lại được cho là kỳ lạ nhất trong thế giới động vật tồn tại trên Trái Đất. Nhờ cấu tạo hàm đặc biệt như chiếc bẫy, cá mập yêu tinh dễ dàng đớp gọn và bao trùm lên toàn bộ cơ thể con mồi vào miệng thay vì cắn ra thành từng miếng.
Các loài cá mập cũng có thể hoạt động tương tự bởi xương hàm của chúng được giữ bởi các dây chằng và sụn, thay vì được cố định vào hộp sọ như các loài khác.
Với khả năng trên, cá mập yêu tinh đã sử dụng bộ hàm quái đản để nuốt chửng con mồi, khiến người ta liên tưởng hàm răng của nó đang cố tình muốn chạy trốn khỏi bộ mặt gớm ghiếc của chính bản thân.
"Cá mập yêu tinh có chiếc mồm rộng phụ thuộc vào kích thước cơ thể của chúng, cho phép chúng có thể mở rộng khi miệng há ra và hàm được kéo ra theo", nhà bảo tồn sinh học người New Zealand Clinton Duffy cho biết.
Cấu tạo miệng rộng của cá mập yêu tinh được cho là để thích nghi với môi người nghèo thức ăn và không có nhiều sự lựa chọn. Điều này cho phép chúng có thể đớp được một lượng lớn thực phẩm dù lớn hay nhỏ như cá hay mực, rất giống với kiểu cấu tạo miệng rộng của các loài động vật biển sâu khác.
Tuy nhiên, điểm khác biệt so với các động vật nước sâu khác là ở chỗ, mắt của cá mập yêu tinh không phát triển. Đổi lại, khi nhìn đầu của loài cá này từ trên cao, người ta có thể thấy cặp mắt của chúng rất rõ. Cấu tạo này cho phép cá mập yêu tinh có thể nhìn tốt quang cảnh ở phía trên đầu chúng.
Một con cá mập yêu tinh cỡ nhỏ được vớt lên bờ phục vụ nghiên cứu (Ảnh: TheGuardian)
Khi trưởng thành, một con cá mập yêu tinh có chiều dài khoảng 11m (Ảnh: TheGuadian)
Với lối săn mồi cùng cách nhìn hướng lên trên, cá mập yêu tinh có thể phát hiện bóng của con mồi từ trên phản xuống nhờ ánh sáng mặt trời chiếu từ trên mặt nước. Song, chúng ta cũng không chắc chắn loài quái vật này có sử dụng chức năng của mắt như cách các nhà khoa học phán đoán hay không. Tuy nhiên, cấu tạo mắt độc đáo của chúng không phải là một sự thừa thãi và không có chủ đích.
Bên cạnh đó, chiếc mỏ dài lại là cơ quan điện cảm thụ nhạy cảm, có thể giúp cá mập yêu tinh tiếp cận con mồi một cách dễ dàng, giống như chiếc đèn lồng phát hiện cá, tôm trong vùng nước tối, hoặc phát hiện các loài sinh vật biển ở những góc khuất dưới đáy biển.
Một giả thuyết khác lại cho rằng, chiếc mỏ của cá mập yêu tinh là công cụ để chúng sục sạo và tìm con mồi dưới lớp cát ở đáy biển. Nhưng thực tế, chiếc mũi đó lại khá mềm và yếu, giống như phần cơ yếu nhất trên cơ thể của loài sinh vật này.
Theo Duffy, cá mập yêu tinh di chuyển khá chậm chạp, không giống như những loài cá mập khác. Chiếc mũi dài là cách thích nghi cần thiết nơi môi trường nước sâu và khan hiếm nguồn năng lượng, thực phẩm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này
Bộ lạc nữ duy nhất trên thế giới: Bắt cóc đàn ông mạnh để sinh con và đuổi họ đi khi mang bầu
Bộ lạc nguyên thủy nhất thế giới, nơi phụ nữ cả đời không tắm bằng nước 1 lần nào
Trong Tây Du Ký, tại sao yêu quái dám ăn Đường Tăng để trường sinh bất tử mà không dám trộm quả nhân sâm của Chân Nguyên Đại Tiên?
Bộ lạc nguyên thủy bậc nhất thế giới: Chuyên ăn thịt khỉ, ngón chân chỉ có 1 đốt
Hạ Tử Vy trong 'Hoàn Châu Cách Cách' là nhân vật có thật trong lịch sử, số phận rất đặc biệt, qua đời năm 22 tuổi