Khám phá

Cá mập 'trinh nữ' đẻ nhiều kỷ lục

Sống trong một khách sạn trên sa mạc, cách ly hoàn toàn khỏi cá mập đực nhưng một “cô” cá mập vằn có tên Zebedee vẫn tỏ ra vô cùng “mau mắn”.

Lần đầu tiên trong lịch sử ghi lại cảnh cá mập trắng khổng lồ hạ gục cá voi / Ai bảo cá heo hiền lành dễ thương? Từng có một chủng cá heo đã gieo rắc kinh hoàng cho đại dương, đến cá mập trắng cũng phải khiếp sợ

Các nhà khoa học suy đoán rằng khả năng trinh nữ đẻ con có ở mọi loài cá mập. Ảnh: National Geographic.

Theo National Geographic, Zebedee đã liên tục sinh con liền trong bốn năm, dù cho nó ở trạng thái “trinh nữ” hoàn toàn. Đây là một tần suất chưa từng thấy ở cá mập trong tự nhiên, nhà hải dương học David Robinson cho biết.

Bốn năm, bốn lần mang thai

Các chuyên gia của khu resort Burj Al Arab - được mệnh danh là thiên đường du lịch sang trọng nhất thế giới hiện nay – từng chứng kiến Zebedee đẻ trứng trước đây. Tuy nhiên họ nghĩ rằng số trứng này không thể nở thành cá mập con, bởi Zebedee chưa từng tiếp xúc với bất cứ cá mập đực nào.

Các nhân viên của khu resort cho biệt họ phát hiện thấy Zebedee mang thai lần đầu tiên vào năm 2007. “Chúng tôi đang dọn trứng sang kho thì phát hiện thấy có thứ gì đó động đậy bên trong trứng. Sau đó chúng tôi đã soi trứng bằng đèn và phát hiện là có cá mập con bên trong”, ông Robinson kể với BBC.

Không phải bản sao vô tính

Trên thực tế, hiện tượng trinh nữ sinh con không phải là chưa từng xảy ra ở loài cá mập. Phôi thai đã phát triển từ những quả trứng không được tinh trùng thụ tinh. Và mặc dù những con cá mập con có hệ gene rất giống với Zebedee nhưng chúng không hề giống hệt nhau theo kiểu vô tính. “DNA của cá mập mẹ đã được kết hợp lại trong quá trình mang thai”, các nhà khoa học cho hay.

 

Trinh nữ đẻ con thường gặp ở nhiều loài bò sát, động vật không xương sống và một số loài động vật có xương sống như cá mập đầu búa, cá mập vây đen...

Đặc tính chung của cá mập?

“Do khá nhiều loài cá mập có khả năng này, tôi tin rằng có lý do để mà suy đoán rằng mọi loài cá mập đều có thể đẻ con mà không cần thụ tinh”, nhà sinh học Ray Chapman suy luận. Đây có thể là sự thích nghi tiến hóa để các loài vượt qua những thời điểm khó khăn, khi môi trường sống thay đổi hoặc những lý do tương tự như vậy.

“Lấy thí dụ, cá mập sẽ có lợi thế khi xâm lược các lãnh thổ mới: chúng không cần phải tìm kiếm cá mập đực ở những nơi mà chúng muốn đến sống”.

Tất nhiên, trinh nữ đẻ con chắc chắn không tốt bằng việc giao phối thực sự với cá mập đực, bởi có vẻ như số lượng trứng mà cá mập cái đẻ ra không nhiều bằng khi có đối tác.

 

1
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm