Các hoàng đế nhà Thanh khi ăn uống phải trải qua 4 công đoạn, thái giám giữ vai trò quan trọng liên quan đến tính mạng đế vương
Không phải Phổ Nghi, đây mới là người được Từ Hi chọn kế vị Quang Tự: Lên ngôi 3 ngày rồi chìm vào quên lãng / Phóng to 10 lần bức họa cổ hơn 350 tuổi, dân mạng ngỡ ngàng phát hiện món đồ đẳng cấp từ 'thế giới tương lai'
Người xưa có câu nói "dân dĩ thực vi thiên" (ý chỉ dân lấy ăn làm trời, miếng ăn là quan trọng nhất, muốn trị dân trước hết phải làm cho dân no ấm vì dân đói thì nước loạn). Câu nói này cho thấy, thực phẩm đối với người dân giống như thiên đường, thực phẩm, thức ăn quan trọng như trời. Không chỉ có dân thường mà thời xưa, việc ăn uống cũng được các hoàng đế coi là vấn đề quan trọng hàng ngày. Tuy nhiên, là bậc đế vương, muốn ăn một bữa phải trải qua nhiều công đoạn phức tạp.
Theo Sohu, bữa ăn của hoàng tộc hay các hoàng đế, đặc biệt là hoàng đế thời nhà Thanh đều do nhà bếp hoàng gia lo liệu, mỗi bữa ăn đều phải trải qua bốn bước: truyền thiện, thường thiện, tiến thiện và cuối cùng là thu thiện. Các món ăn đều được thái giám nếm thử trước để xem có độc hay không. Sau khi xác nhận các món ăn an toàn, hoàng đế mới dùng bữa.
Được biết, bữa ăn của hoàng đế luôn được giữ bí mật. Hoàng đế ăn uống như thế nào, mỗi triều đại đều có cách ăn uống riêng Sự phong phú của các bữa ăn và cách kết hợp cũng đa dạng tùy theo khẩu vị và sở thích của các hoàng đế. Điều đáng chú ý là không phải tất cả các vị hoàng đế đều ăn ba bữa một ngày, có người ăn nhiều, có người ăn ít. Ví dụ, các hoàng đế nhà Thanh thường chỉ ăn hai bữa một ngày là bữa sáng và bữa tối.
Hoàng tộc Trung Quốc thời phong kiến thường tự xưng là cô gia, thường ăn một mình tại một chiếc bàn được thiết kế đặc biệt, được dân gian gọi là "cật độc thực nhân". Dù thích ngồi ăn một mình nhưng các hoàng đế khi ăn sẽ không chỉ có một mình mà sẽ có có thái giám chờ đợi bên vừa để thử độc món ăn vừa phục vụ hoàng đế.
Khi hoàng đế dùng bữa, ngoài sự có mặt của các thái giám, còn có những người đứng kề cận, chẳng hạn như các quan đại thần và hoàng tử, đứng gần đó. Hoàng đế sẽ thưởng đồ ăn nếu không muốn, hoặc có thể ban thưởng bằng một món ăn nếu đế vương thấy vui vẻ. Người được thưởng chỉ được ngồi ăn trước một bàn riêng. Bởi vì là hoàng đế ban thưởng, cho dù không đói cũng phải ăn và thường xuyên phải khen ngợi đồ ăn. Điều này từng được thể hiện trong bộ phim "Tể tướng lưu gù".
Tờ Chinatimes cho biết, mới đây, đài CCTV ra mắt bộ phim tài liệu "100 điều chưa biết về Tử Cấm Thành" trong đó có tập giới thiệu bữa ăn của hoàng đế. Theo đó, đơn vị quản lý việc ăn uống của hoàng đế được gọi là "Ngự thiện phòng", đây là nơi chuyên phục vụ các bữa ăn của hoàng đế. Ngoài ra, hoàng đế nhà Thanh có hai phòng ăn riêng trong Tử Cấm Thành. lớn nhất là ở Cảnh Vận ngoại môn gọi là "Ngoại ngự thiện phòng". Đây là nơi chủ yếu phụ trách việc yến tiệc cho các quần thần, chứ không chuẩn bị bữa ăn cho hoàng đế. Phòng ăn còn lại nằm cạnh Dưỡng Tâm điện - nơi ở của hoàng đế gọi là "Nội ngự thiện phòng". Đây là nơi các bữa ăn được chuẩn bị đặc biệt cho hoàng đế.
Quá trình đầu tiên trong bữa ăn gọi là "truyền thiện", tức là gọi tên các món ăn và bày lên bàn tiệc cho hoàng đế. Một vị quan lại sẽ đảm nhận vai trò ghi lại chi tiết thời gian, địa điểm và tên các món ăn trong ngày hôm đó để sau này đối chiếu đề phòng bất trắc xảy ra.
Sau khi các món ăn đã được bày biện trên bàn sẽ tới công đoạn "tiến thiện", tức là chuẩn bị ăn. Quá trình này không được ghi chép lại. Thứ ba là công đoạn "thường thiện", tức là thái giám nếm các món ăn thay hoàng đế để thử độc. Các món ăn sẽ được thái giám thân cận của hoàng đế thử bằng kim châm bạc sau đó sẽ tự mình nếm thử. Sau khi được xác nhận món ăn không có vấn đề gì, hoàng đế mới bắt đầu ăn.
Dù là bữa cơm thường ngày hay bữa tiệc, bàn ăn của hoàng đế luôn có đủ các món nóng lạnh, mặn ngọt, thịt và rau để có được một bữa ăn cân bằng nhất. Tuy nhiên, do có quá nhiều món mà hoàng đế lại không thể ăn hết, nên nếu vui vẻ, hoàng đế sẽ thưởng những món ăn này cho các quan đại thần. đây được coi như một vinh dự tối cao với quan lại.
Ngoài những món ăn ngon, bát đĩa của hoàng đế cũng vô cùng sang trọng. Không chỉ có bát bằng sứ hảo hạng mà còn có bát đĩa bằng vàng, bạc, cốc cũng được làm từ nhiều chất liệu quý khác nhau như như ngọc, mã não, đồi mồi, ngà voi,...Sau khi hoàng đế dùng bữa xong, theo lệnh của thái giám, những cung nữ, thái giám sẽ quay trở lại ngự thiện phòng để dọn dẹp bàn ăn.
Video: Khám phá đoạn đường ‘bậc thanh lên thiên đường’ của Vạn Lý Trường Thành. Nguồn: Yang Fang/Tiền phong.
End of content
Không có tin nào tiếp theo