Khám phá

Các loài vượn cáo Madagascar gần như tuyệt chủng

Hầu hết tất cả các loài vượn cáo Madagascar có nguy cơ bị tuyệt chủng, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế đưa ra cảnh báo hôm thứ Năm.

Có tới 6 tỷ 'Trái Đất' đang lưu lạc ngoài không gian / Làm thế nào đo được nơi sâu nhất Trái Đất?

Trong số 107 loài vượn cáo còn sống trên đảo, có 103 loài đang bị đe dọa, trong đó có 33 loài đang bị đe dọa nghiêm trọng - mức độ cuối cùng trước khi "tuyệt chủng trong tự nhiên", Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) cho biết.
Tổ chức này kêu gọi tái hiện cơ bản cách thức loài người tương tác với thế giới tự nhiên, trong bản cập nhật cho.
Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Trong "Danh sách đỏ các loài bị đe dọa" của IUCN bao gồm 120.372 loài và phân loại hơn 30.000 loài có nguy cơ biến mất.
Báo cáo được đưa ra trong bối cảnh báo động ngày càng tăng rằng Trái đất có thể đã bước vào thời kỳ tuyệt chủng hàng loạt, và đây là lần thứ sáu trong vòng 500 triệu năm nay.
Theo số liệu vào năm ngoái của Liên Hợp Quốc, có tới một triệu loài phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng do hoạt động khai thác tài nguyên, khoáng sản của con người.

Grethel Aguilar, tổng giám đốc IUCN, nói rằng danh sách cập nhật "cho thấy nhân loại cần thay đổi mạnh mẽ mối quan hệ của mình với các loài linh trưởng khác và với toàn bộ tự nhiên".
Loài vượn cáo - được mệnh danh "kho báu" của đảo Madagascar, là một trong số nhiều loài động vật quý hiếm của hòn đảo nằm trên Ấn Độ Dương.
Nhưng đất nước nghèo khó này đang phải vật lộn để chống nạn phá rừng, săn trộm để lấy thức ăn và buôn bán thú rừng bất hợp pháp.
Hơn 40% diện tích rừng nguyên thủy của Madagascar đã biến mất giữa những năm 1950 và 2000.
Trên khắp các khu vực khác của châu Phi, 53% các loài linh trưởng hiện đang bị đe dọa tuyệt chủng do nạn săn bắn và mất môi trường sống, báo cáo của ICUN cho biết.

Remco Van Merm, từ Chương trình Khu vực đa dạng sinh học và đa dạng sinh học toàn cầu, cho biết tác động kinh tế của đại dịch COVID-19 đã khiến một số cộng đồng nghèo khó không còn "lựa chọn nào khác ngoài việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên để đáp ứng nhu cầu hàng ngày".
"Chúng tôi đã chứng kiến mức độ sử dụng tài nguyên ngày càng tăng, và không chỉ ở Madagascar," ông Van Merm nói.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm