Các nhà khảo cổ học phát hiện ra nhiều điều về xã hội loài người thông qua nghiên cứu nhà vệ sinh cổ đại
Lão nông lên núi lấy măng vô tình đào trúng hai quả “trứng máu”, chuyên gia định giá lên tới 2,8 tỷ đồng / Đi bộ trong rừng, người đàn ông nhìn thấy thứ tưởng là rác nào ngờ vớ được kho báu vô giá khiến các nhà khoa học phải thốt lên: "Phi thường"
Trong hơn 200.000 năm, con người đã sinh sống thành từng nhóm nhỏ kiếm ăn du mục, di chuyển trên những vùng đất rộng. Rồi từ khoảng 10.000 năm trước, ở một vài nơi trên Trái Đất, một số nhóm người muốn ổn định lại và bắt đầu canh tác. Những ngôi làng xuất hiện và dần phát triển thành những thành thị đông dân.
Và đó là lúc việc đi vệ sinh trở thành một vấn đề. Những người thành thị không thể làm việc đó tại những điểm rời rạc, rải rác trên vùng đất rộng như trước. Họ phải làm điều đó tại khu vực họ ăn, ngủ và sống, bên cạnh nhiều những người khác nữa. Con người khi đó cần một giải pháp mới cho việc này.
Thế nhưng, các bằng chứng khảo cổ học cho thấy, người ta đã không tìm ra giải pháp ngay. Dù bô và hố cầu được phát minh ra khá sớm, có một khoảng cách tới cả thiên niên kỉ giữa những thành phố đầu tiên (khoảng 6.500 năm trước) và cầu tiêu có xả nước đầu tiên (khoảng 3.000 tới 5.200 năm trước). Giống như những công nghệ cổ đại khác, bồn cầu có vẻ như được phát minh độc lập tại một vài nền văn minh, và cũng trải qua nhiều giai đoạn phát triển trước khi trở thành hình thái hiện nay.
Vậy hãy ngồi xuống - có thể là trên chính “ngai vàng bằng sứ” của bạn - và hãy cùng khám phá lịch sử cổ đại của nhà vệ sinh. Hóa ra là những chiếc bồn cầu, và những thứ bên trong nó, có thể cho chúng ta biết nhiều điều về con người trong quá khứ.
Lịch sử nhà vệ sinh
Lịch sử về bồn cầu khá chắp vá. Phụ thuộc vào các nguyên liệu xây dựng và thời tiết địa phương, những dấu vết về phòng vệ sinh cổ đại có thể vượt qua sự tàn phá của thời gian hoặc không. Và trong những giai đoạn khác, các nhà khảo cổ học cũng không mấy mặn mà với việc khám phá chúng.
Theo nhà khảo cổ từ Đại học Pennsylvania, bà Jennifer Bates, người gần đây đã tạo ra một khóa học về khảo cổ nhà vệ sinh, thì: “Có nhiều trường hợp nghiên cứu cụ thể, nhưng để tổng hợp lại thành một nghiên cứu tổng thể thì không hề dễ.”. Bà cho biết: “Xác định bồn cầu cổ nhất là một chủ đề rất gây tranh cãi. Ai cũng muốn thứ sớm nhất.”
Danh hiệu bồn cầu cổ nhất tất nhiên là phụ thuộc vào cách bạn định nghĩa một chiếc bồn cầu. Định nghĩa này có thể là một thụ thể cho phép xả thải vào hệ thống cống rãnh, hoặc những hố thiết kế cho việc đi vệ sinh, hay thậm chí là những chiếc bô phải đổ bằng tay. Nhưng một đống chất thải cổ đại thì có lẽ sẽ không được tính. Có thể ví dụ, những mẫu phân hóa thạch của người Neanderthals đã được phát hiện có niên đại lên tới 50.000 năm. Bà Bates giải thích: “Chúng ta có thể tính đó là nhà vệ sinh, nhưng nó rõ ràng không phải là một không gian cụ thể mà họ dành riêng cho việc đó.”
Khoảng 4.500 năm trước, người thuộc văn minh Lưỡng Hà đã xây dựng chỗ ngồi bên trên các hầm chứa phân. Trong những thành phố cổ của họ, ví dụ như Eshnunna và Nuzi, các nhà khảo cổ đã tìm thấy những chiếc ghế làm từ gạch được phủ nhựa bitum chống thấm nước. Chất thải sẽ rơi xuống qua một lỗ mở ở dưới, sau đó tiếp tục đi qua các ống đất sét và cuối cùng nằm gọn trong hầm chứa.
Một trong những bồn cầu có xả nước đầu tiên, thuộc văn minh Lưỡng Hà
Có hai nền văn minh được xác định sở hữu danh hiệu bồn cầu có xả nước đầu tiên: những người Minoan trên hòn đảo Crete thuộc Địa Trung Hải và nền văn minh lưu vực sông Ấn mà ngày nay thuộc lãnh thổ Pakistan và Ấn Độ. Khoảng 4.000 năm trước, hai cộng đồng này đã có hệ thống ống nước và vệ sinh phức tạp. Các nhà nghiên cứu cho rằng hệ thống nước này không có đối thủ cho tới thời kì La Mã cổ đại (sau đó 2 thiên niên kỉ), hay thậm chí có thể sánh với kĩ thuật thế kỉ 19.
Một trong số những nhà vệ sinh có xả nước sớm nhất được phát hiện tại cung điện Knossos của người Minoan trên đảo Crete. Dựa trên quá trình phục dựng, nó bao gồm một chỗ ngồi bằng gỗ đặt trên một “ống xả” - một ống dẫn nước từ bể chứa trên mái tới hệ thống cống ngầm. Những nhà vệ sinh Minoan khác, theo nghiên cứu của các nhà khảo cổ học, có vẻ như chỉ sử dụng nước đổ từ bình. Một số nhà vệ sinh có xả nước tương tự cũng được phát triển ở cùng thời điểm tại nền văn minh lưu vực sông Ấn, nằm cách đó 2.500 dặm.
Nhưng không phải ai trong những cộng đồng này cũng sở hữu nhà vệ sinh có kết nối tới hệ thống cống ngầm công cộng. Theo từng nhà, từng thành phố, độ phổ biến của nhà vệ sinh kiểu này phụ thuộc chủ yếu vào độ giàu có của chủ nhà và cơ sở hạ tầng tại khu vực đó. Xác định những ngôi nhà có nhà vệ sinh cho thấy “ai là ai ở vùng sông Ấn”, bà Bates bổ sung.
Sơ đồ cấu trúc nhà vệ sinh trong cung điện Knossos
Nhà vệ sinh sang trọng thời La Mã
Trong thời kì La Mã (khoảng năm 200 TCN - 500), các nhà tắm công cộng đã có hệ thống bồn cầu sang trọng, nhiều chỗ ngồi. Chúng được thiết kế dưới dạng những băng ghế bằng đá kéo dài, với những lỗ cách đều nhau, đặt trên một dòng nước chảy liên tục dẫn tới hệ thống cống ngầm. Một rãnh nước khác cũng chạy dọc theo chân băng ghế toilet, mà các nhà nghiên cứu cho rằng nó phục vụ việc rửa những cây gậy gắn bọt biển - thứ được sử dụng như là giấy vệ sinh vào thời kì đó.
Các lỗ trên loại bồn cầu nhiều chỗ ngồi này được đặt khá gần nhau, thế nên việc đi cầu thời kì đó không hề có tính riêng tư. Các văn bản cổ đại từ thời kì đó cũng khẳng định điều này, mô tả nhà vệ sinh như một địa điểm phục vụ giao tiếp xã hội.
Nhà vệ sinh ở Rome khá hiện đại nhưng không riêng tư cho lắm
Nhà vệ sinh cho một người (hoặc hai) có thể được tìm thấy trong một số căn nhà, nhưng chúng có lẽ tạo ra nhiều nguy cơ mất vệ sinh hơn là phục vụ mục đích đó. Những nhà vệ sinh này thường nằm bên trong hoặc gần căn bếp, bởi nó cũng là nơi chứa rác. Chất thải từ bồn cầu và thức ăn thừa được đẩy ra hầm chứa hoặc thậm chí là đường phố, chứ không phải tới hệ thống cống ngầm.
Việc phóng uế trên đường phố đã trở thành một vấn nạn, và phổ biến tới mức các nhà nghiên cứu đã giải mã các biển hiệu và tranh tường phản đối hành vi này. Có thể ví dụ một tấm bia được tìm thấy tại Rome như sau: “Mười hai vị thần và Jupiter, vị thần hùng mạnh và vĩ đại nhất, sẽ rất giận bất cứ kẻ nào đi nhẹ hay đi nặng tại đây.”. Một văn bản khác thì thẳng thừng hơn: “Nếu bạn đi i* lên những bức tường mà để chúng tôi tóm được, bạn sẽ bị trừng phạt.”. Văn học cổ điển hóa ra không phải lúc nào cũng lịch lãm và trang trọng.
Kho báu khảo cổ học
Ngoài lịch sử phòng vệ sinh, các nhà khảo cổ cũng thu thập được những hiểu biết sâu sắc từ bồn cầu cổ. Nói như bà Bates thì, việc nghiên cứu những chi tiết này, “sẽ cho bạn một lượng thông tin khổng lồ và rồi bạn có thể xây dựng các tổng thuật khảo cổ cụ thể hơn là ‘ai đó đi vệ sinh’”.
Các mẫu chất thải được phục hồi từ những nhà vệ sinh lại nắm giữ bằng chứng về chế độ ăn và các dịch bệnh của người xưa. Ví dụ như, các nhà nghiên cứu đã phân tích thành phần của mẫu vật lấy từ cống ngầm vệ sinh bị chôn vùi bởi vụ phun trào núi Vesuvius năm 79. Dù hệ thống cống này được kết nối tới những căn hộ của tầng lớp bình dân cũng như các cửa hàng, những gì còn lại đã cho thấy một chế độ ăn đa dạng, có lợi cho sức khỏe bao gồm quả vả, trứng, quả oliu, cá, sò và một số gia vị, thảo mộc khác.
Các nghiên cứu khác lại tập trung vào các loại ký sinh trùng. Trong báo cáo gần đây đăng tải trên tạp chí JAS:Reports, việc phân tích một bồn cầu 2.000 năm tuổi trên Con đường Tơ lụa tại Trung Quốc đã cho thấy sự tồn tại của giun đũa, sán dây và các loài khác ký sinh trong hệ tiêu hóa. Điều này đã chỉ ra rằng những người du hành đã có thể làm lây lan dịch bệnh qua một khoảng cách xa đến thế nào.
Nhà vệ sinh cũng có thể cho thấy khía cạnh xã hội của các nền văn minh trong quá khứ. Bà Bates giải thích: “nơi bạn đi vệ sinh, cách bạn đi vệ sinh được phân chia bởi những yếu tố như đẳng cấp, giới tính hay tôn giáo.”. Cách thiết kế khu nhà vệ sinh tại các khu vực khảo cổ cũng phản ánh sự phân tách trong xã hội và niềm tin văn hóa về vệ sinh cũng như các nghi thức khác. “Có rất ít những điều mà mọi con người đều phải làm. Nếu xét những việc chúng ta làm ngày này qua ngày khác, chỉ còn có ăn uống, ngủ và đi vệ sinh.”, bà Bates kết luận. Bồn cầu là những bản lưu trữ về một thú tiêu khiển mà mỗi người chúng ta đều thực hiện.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ngư dân bất ngờ vớt được khối gỗ ước tính hơn 3.455 tỷ đồng
Nhặt bừa viên đá chặn cửa nhiều thập kỷ, cụ bà đến khi mất cũng không biết mình từng sở hữu báu vật
Chỉ 4 cao thủ có thể đánh bại Cưu Ma Trí trong Thiên Long Bát Bộ: Ba trong đó là sư huynh đệ
CLIP: Quạ đen phản đòn xuất sắc, hạ gục chim ưng để thoát hiểm
Cận cảnh khu mộ 50 tỷ đồng của vợ cũ vị đại gia nổi tiếng nhất Bình Dương
Cao thủ có con mắt tinh tường nhất của Kim Dung: Cả đời nhận 4 đồ đệ, hai trong đó là đệ nhất thiên hạ