Phát hiện 2 loài nhái bí ẩn ở Việt Nam
Cá heo, cá sấu 'sống dở chết dở' vì thi thể nghi mắc COVID-19 dân Ấn thả sông / Khả năng 'tái sinh' phi thường của cá sấu
Loài nhái bầu mới được phát hiện tại Ninh Thuận, Việt Nam. (Ảnh: Vast.gov.vn).
Theo các nhà khoa học của Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, hai loài nhái bầu vừa được phát hiện tại Việt Nam được đặt tên theo địa danh phân bố tự nhiên của chúng là: nhái bầu Ninh Thuận (Microhyla ninhthuanensis) và nhái bầu Đắk Lắk (Microhyla daklakensis).
Đây là hai loài nhái thuộc nhóm nhái bầu Hây-môn (Microhyla heymonsi), có kích thước rất nhỏ, con cái trưởng thành chỉ đạt 2,26-2,36cm, con đực nhỏ hơn 1,73-18,88cm.
Do đây đều là những loài bí ẩn thuộc nhóm loài phức tạp, có hình thái tương đồng nên để phân biệt hai loài này, các nhà nghiên cứu đã dựa trên phân tích tổ hợp dữ liệu di truyền phân tử và thống kê các chỉ số hình thái sai khác. Qua đó, khẳng định đây là hai loài khác nhau đồng thời là hai loài nhái mới cho khoa học.
Loài nhái bầu mới được phát hiện tại Đắk Lắk. (Ảnh: Vast.gov.vn).
Dù vậy, theo các nhà khoa học, vẫn còn nhiều điều bí ẩn cần làm rõ với hai loài nhái này cũng như nhóm nhái bầu Hây-môn nói chung. Ngay cả phạm vi phân bố của loài cũng chưa rõ ràng cần nghiên cứu sâu hơn nữa.
Việc phát hiện ra hai loài nhái bí ẩn tại Ninh Thuận và Đắk Lắk đã làm phong phú thêm số loài nhái sống tại Việt Nam. Phát hiện này của nhóm các nhà khoa học Việt, Nga, Đức và Trung Quốc đã được đăng tải trên tạp chí quốc tế chuyên ngành Zookeys vào ngày 5/5/2021.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Kinh hoàng trước cảnh người huấn luyện bị đàn sói tấn công dữ dội
CLIP: Con non bị sư tử tấn công, trâu rừng kéo theo '500 anh em' tới giải cứu và cái kết
Người đàn ông nhặt được hòn đá 'mọc tóc' trắng, sau khi các chuyên gia giám định xong liền gọi cảnh sát phong tỏa cả ngôi làng
Trong Tây Du Ký, tại sao yêu quái dám ăn Đường Tăng để trường sinh bất tử mà không dám trộm quả nhân sâm của Chân Nguyên Đại Tiên?
CLIP: Chó đóng vai người hòa giải, 'tung chiêu' ngăn hổ và sư tử cắn nhau nhưng cái kết mới gây chú ý
Thời xưa có nạn đói phải ăn rễ cỏ, nhai vỏ cây, nhưng tôm cá dưới sông đầy tại sao không ăn?