Các nữ quân nhân lái xe tăng Liên Xô khiến phát xít Đức khiếp sợ
Điệp viên Mỹ xài tuyệt chiêu gì khi nằm vùng ở Liên Xô? / Phát hiện bức thư bí ẩn của các thủy thủ Liên Xô trên bờ biển Brazil
Trong số hơn 800.000 phụ nữ Liên Xô tham gia Thế chiến 2, chỉ có vài chục người làm công việc đầy khó nhọc là lái xe tăng trong đội hình tăng thiết giáp Hồng quân. Khó khăn họ gặp phải còn bao gồm cả sự thiếu tin tưởng và thậm chí cả sự xem thường từ các đồng đội nam.
Xe tăng Hồng quân tác chiến trong Thế chiến 2. Ảnh: TASS. |
Lái xe tăng không bao giờ dễ dàng trong Thế chiến 2. Thời nay, xe tăng hiện đại hơn thì còn đỡ, thời đó lái xe tăng đòi hỏi lớn về thể lực và sự tập trung cao. Đến cánh nam giới còn thấy khó, huống chi là nữ giới.
Tuy nhiên vượt qua các thành kiến và cả trở ngại theo nghĩa đen trên hành trình của mình, các nữ quân nhân xe tăng này đã giành được quyền chiến đấu trên chiến trường. Một vài người trong số họ còn được thưởng Huân chương Anh hùng Liên Xô và nhiều danh hiệu cao quý khác.
Sự trả thù ngọt ngào
Khi chồng mình tử trận trong thời kỳ đầu của cuộc vĩ đại, nữ điện thoại viên Liên Xô Maria Oktyabrskaya quyết định phải gia nhập quân đội để trả thù cho cái chết của chồng mình. Tuy nhiên tại phòng tuyển quân, yêu cầu của cô đã bị từ chối. Khi đó Maria đã khá lớn tuổi (36 tuổi) và có vấn đề về sức khỏe.
Nữ lái xe tăng Hồng quân. Ảnh: Tư liệu. |
Tuy nhiên Maria không chịu thoái chí. Cô bán hết tài sản của mình để quyên góp cho việc chế tạo một xe tăng T-34. Cô còn viết thư riêng cho lãnh tụ Liên Xô Stalin để đề nghị ông trao cho mình cơ hội chiến đấu trên chiếc xe tăng mà cô đã hỗ trợ tài chính trong việc chế tạo. Thật bất ngờ, lãnh tụ Stalin đồng ý với thỉnh nguyện của Maria.
Vào tháng 10/1943, sau một khóa huấn luyện xe tăng kéo dài 5 tháng, Maria Oktyabrskaya trở thành lái xe của một chiếc xe tăng mà cô yêu cầu được đổi tên thành “Bạn gái chiến đấu”. Cô trở thành nữ lái xe tăng đầu tiên của Liên Xô.
Maria được đề nghị lái một chiếc xe chỉ huy chưa bao giờ giao chiến nhưng cô dứt khoát từ chối.
Trong chiến đấu, Maria đã lập chiến công tiêu diệt một khẩu pháo, vài khẩu súng máy, và 70 tên lính phát xít.
Nhưng sự nghiệp chiến đấu bùng cháy của Maria không kéo dài lâu. Vào ngày 18/1/1944, cô bị thương do một mảnh đạn pháo và đã qua đời sau đó vài tháng tại một bệnh viện.
Từ Stalingrad tới Kiev
Suốt đời mình, Yekaterina Petlyuk ao ước trở thành một phi công và được thỏa chí bay lượn trên bầu trời. Tuy nhiên khi chiến tranh nổ ra, cô lại quyết định trở thành một chiến sĩ lái xe tăng. Lúc đó cô thường nói như thế này: “Trên xe tăng, tôi sẽ truy đuổi bọn phát xít Đức ra khỏi Ukraine nhanh hơn nhiều”.
Chiếc xe tăng hạng nhẹ T-60 của Yekaterina được chế tạo bằng nguồn tiền quyên góp từ trẻ em ở thành phố Omsk vùng Siberia. Chiếc xe tăng này sau đó trở nên nổi tiếng nhờ cô.
Yekaterina không chỉ tiếp đạn và tiếp nhận người bị thương ở tiền tuyến, cô còn trực tiếp tham chiến. Cô đã nỗ lực tiêu diệt nhiều công sự, xe thiết giáp và binh lính Đức Quốc xã trong các trận chiến ở và Ukraine.
Một dịp nọ Yekaterina đã cứu sinh mạng của vài sĩ quan Hồng quân mà cô được lệnh chở bằng xe tăng của mình. Trong đêm ấy cô đã kịp thời phát hiện ra một bãi mìn và dừng xe cách bãi mìn đúng 3m. Nhiều năm sau đó Đại úy Lepechin nhớ lại: “Khi tôi được thông báo là xe tăng chở mình do một phụ nữ lái, tôi đã e sợ. Tôi lúc đó nghĩ thà đi bộ còn hơn... Nhưng... sao cô ấy lại tài tình phát hiện ra bãi mìn thế nhỉ?”.
Không có đường lùi
Sĩ quan liên lạc Alexandra Samusenko không chỉ chỉ huy một chiếc xe tăng T-34 mà còn là nữ tiểu đoàn phó đầu tiên của tiểu đoàn xe tăng Hồng quân.
Nữ sĩ quan Liên Xô bên xe tăng. Ảnh: Tư liệu. |
Alexandra chỉ 19 tuổi khi chiến tranh nổ ra. Trong vài năm chiến tranh, cô tham gia vô số cuộc giao chiến ở nhiều mặt trận và đã bị thương tới 3 lần. Có 2 lần cô phải bỏ lại chiếc xe tăng bốc cháy.
Trong trận đánh nổi tiếng, xe tăng của Alexandra giáp mặt với 3 chiếc tăng Tiger của Đức. Dù cho có tốc độ cao và độ linh hoạt lớn, xe tăng T-34 vẫn không phải là đối thủ của các quái vật Đức này. Kíp xe của Alexandra bắt đầu hoảng loạn. Nhưng Alexandra đã trấn an đồng đội bằng giọng nói lạnh lùng quyết đoán: “Chúng ta không có đường lùi!”.
Chiếc Tiger đầu tiên đã bị hạ nhanh chóng. Cuộc giao chiến với 2 xe tăng Tiger còn lại kéo dài vài tiếng đồng hồ và sau đó chiếc xe của Alexandra rút lui thành công.
Nhưng điều không may là Alexandra đã không sống đến ngày chiến thắng cuối cùng. Cô đã hy sinh khi tác chiến ở tây bắc Ba Lan, cách thủ đô Berlin của Đức Quốc xã chỉ có 70km./.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ tộc người bí ẩn nằm sâu trong rừng, không mặc quần áo, biệt lập hoàn toàn với văn minh loài người
Một ngôi mộ cổ được tìm thấy trong hồ chứa nước, ngay cả những chiếc đinh trong quan tài cũng bằng vàng, chủ nhân của ngôi mộ là ai?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Người đàn ông vỡ òa khi đào được 'tảng đá' giá trị gần 10.000 tỷ, Tần Thủy Hoàng từng săn lùng ráo riết
Y học Ai Cập cổ đại đã biết điều trị ung thư từ 4000 năm trước? Dấu vết điều trị 'ung thư' gây sốc được tìm thấy
CLIP: Sóc nhỏ "chơi khăm" linh miêu và cái kết đầy bi thảm