Các phi tần thời cổ đại đã đi vệ sinh một cách duyên dáng như thế nào? Bạn vẫn có thể ăn sau khi đọc nó chứ?
Đi vệ sinh nửa đêm, "chết đứng" thấy trăn khổng lồ nhìn chằm chằm / Top 10 phong tục đám cưới kỳ lạ nhất trên Trái Đất: Không đi vệ sinh suốt 3 ngày chưa phải điều kinh khủng nhất
Hiện nay, có rất nhiều bộ phim điện ảnh và truyền hình đặc biệt thích quay về cuộc sống chốn hậu cung. Thông qua các bộ phim này, thế hệ trẻ có thể dễ dàng hình dung về cuộc sống của những vị vua, phi tần thời đó.
Ảnh minh hoạ.
Trên các bộ phim truyền hình, bạn có thể thấy các vị vua chúa, phi tần, hoàng thân quốc thích trong cung thời xưa được ăn uống no say, không phải lo nghĩ về các vấn đề cơm ăn áo mặc. Nhưng dù sao thì cuộc sống thời ấy cũng không thể so sánh được với cuộc sống của người hiện đại bây giờ. Lấy một ví dụ đơn giản nhất, đó là chuyện đi vệ sinh. Chỉ nói về cách các phi tần thời xưa sử dụng nhà vệ sinh, bạn đọc xong có thể không ăn nổi cơm đấy!
Vào thời nhà Tấn, nhà vệ sinh rất kỳ lạ. Nghe nói nhà vệ sinh thực chất là một cái bể lớn trong nhà chứa đầy nước. Vì mục đích sử dụng lâu dài nên bể này thường được xây dựng tương đối lớn, thế nhưng cũng chính vì thế mà gây ra nhiều chuyện đáng tiếc. Thậm chí vua Tấn Cảnh công đã phải bỏ mạng trong lúc đi vệ sinh do rơi xuống bể nước này. Ngay cả nơi đi đại tiện của Hoàng đế còn sơ sài như vậy thì nhà vệ sinh của những người dân thường còn đơn sơ tới mức nào?
Những vị Hoàng đế cổ đại dù có lỗi lạc đến đâu cũng chỉ là một đấng nam nhi. So với phụ nữ, yêu cầu đối với nhà vệ sinh đương nhiên sẽ thấp hơn nhiều, vậy các phi tần thời xưa đã đi vệ sinh như thế nào? Tôi phải nói rằng các thê thiếp ngày xưa thường không đi vệ sinh nếu họ muốn duy trì hình ảnh thanh lịch của mình. Tương truyền rằng trước thời nhà Tần, nhà vệ sinh ở thời điểm đó rất đơn giản. Một nền sơ sài được xây dựng trên nóc chuồng lợn, các phi tần sử dụng nhà vệ sinh ở phía trên và chuồng lợn ở phía dưới. Cụ thể là họ sẽ đứng trên nóc chuồng lợn đi vệ sinh, để phân thải ra rơi thẳng vào bên trong chuồng lợn.
Vào khoảng thời nhà Tần, nhà vệ sinh dần được chuyển từ ngoài trời vào trong nhà. Tuy nhiên, không có nhà vệ sinh dành riêng cho giới tính vào thời điểm đó. Dù là phi tần, quý phi hay cung nữ, thái giám hèn mọn, họ đều sử dụng chung một chiếc thùng lớn để đi vệ sinh. Nếu có nhiều người đi vệ sinh hơn, thường phải xếp hàng dài bên ngoài. Nói chung, mùi của loại phòng này không được tốt lắm, và khá ảnh hưởng đến những người xung quanh mỗi khi có người đi đại tiện.
Từ thời nhà Hán đến nhà Thanh, nhà vệ sinh dần dần thay đổi từ ngoài trời sang thùng gỗ đặt trong phòng. Những người thợ đã khéo léo khi khoét một lỗ ở giữa chiếc ghế gỗ và đặt bông lên xung quanh thành, phía dưới được đặt một chiếc thùng/chậu để hứng phân giống như một chiếc bô đơn giản ngày nay. Tuy rằng lúc đi vệ sinh có vẻ khá thuận tiện, nhưng mùi cũng không dễ chịu là mấy. Mỗi ngày sẽ có cung nữ và thái giám đến để quét dọn nơi đây nhằm hạn chế mùi phát tán gây ô nhiễm. Tuy cách đi vệ sinh này của các phi tần có phần nho nhã, nhưng lại làm khổ cung nữ, thái giám vì mỗi ngày phải đi dọn, đổ phân cho chủ nhân.
Tử Cấm Thành tọa lạc trên khu đất 720.000 m2 và có hơn 9000 căn phòng. Đây là nơi sinh sống của vua chúa nhà Minh và nhà Thanh cùng hàng vạn thái giám, cung nữ, kẻ hầu người hạ nhưng lại không có bất cứ nhà vệ sinh nào. Điều này gây ra rất nhiều bất tiện trong chuyện sinh hoạt của những con người chốn hậu cung, nhất là các phi tần thời xưa, dù muốn duy trì hình ảnh đẹp cũng thật khó!
- Video: Khám phá Nhạn Môn Quan - cửa ải chỉ chim nhạn mới bay qua được. Nguồn: Tiền Phong/CCTV.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Khẩu súng đắt nhất thế giới trị giá hơn 110 tỷ: Chỉ vài người có khả năng mua, làm bằng chất liệu độc nhất
Người đàn ông mua chiếc ấm nứt vì đam mê, nào ngờ là đồ cổ 250 năm được định giá hơn 17 tỷ đồng
Không phải người ngoài hành tinh, con người có thể là sinh vật có trí tuệ duy nhất trong vũ trụ?
Ngôi chùa cổ sở hữu 4 chiếc cột gỗ quý hơn 'kim cương' giá 3400 tỷ: Người người xếp hàng vào xem!
Cặp vợ chồng sững sờ phát hiện chiếc bình sứ chắn cửa nhà suốt 36 năm lại có giá trị đến 30 tỷ đồng
Chiếc giường gỗ có giá trị nhất miền Tây: Chế tác bằng gỗ quý hàng đầu Việt Nam, trả 3 tỷ không bán