Các quan viên thời cổ đại tại sao đều lựa chọn 'cáo lão về quê' chứ không ở lại kinh thành để dưỡng lão?
Thi thể phụ nữ đeo mặt nạ được tìm thấy trong ngôi mộ cổ, một lượng lớn chất lỏng đột nhiên tràn ra, vị chuyên gia già hét lên: Nguy hiểm, lùi lại / Tại sao những người giàu có thời cổ đại đặt rất nhiều bồn nước trước cửa nhà, và chúng được sử dụng để làm gì?
Trong các bộ phim truyền hình cổ trang mà chúng ta xem, có rất nhiều quan viên đều lấy lý do“cáo lão về quê” để xin từ chức với Hoàng đế. Theo lý mà nói, họ có thể làm quan to ở kinh thành, chắc chắn cũng đã sinh sống ở kinh thành rất lâu rồi. Vậy tại sao không tiếp tục sống ở kinh thành nữa? Tại sao những quan viên này sau khi nghỉ hưu lại không ở lại kinh thành mà lại lựa chọn về quê nhà?
Cáo lão về quê an hưởng tuổi già là lý do thường thấy trong các phim triều đại cổ trang cho những quan lại to muốn lánh xa những tranh đấu quyền lợi chốn cung cấm.Một nguyên nhân quan trọng nhất đó là vì khôn ngoan thì tự biết bảo vệ chính mình. Tục ngữ Trung Quốc có câu “Ở cạnh vua như ở cạnh hổ dữ”. Tâm tư của hoàng đế chẳng ai có thể đoán được, hôm nay hoàng đế có thể trọng dụng mình, ngày mai có khi lại hạ lệnh diệt môn cả nhà mình. Hơn nữa làm quan lâu thì cũng khó tránh khỏi việc đắc tội với nhiều người, sau khi từ quan mà vẫn ở lại kinh thành, cũng chẳng biết một ngày nào đó lại bị người ta nhòm ngó để ý, bị báo thù. Thế nên về quê mới là lựa chọn sáng suốt nhất.
Ngoài ra, khi làm quan thì phong độ hào quang vô tận, những người muốn thăng quan tiến chức đều tới nịnh bợ. Bây giờ từ quan rồi, đã chẳng có quyền lực gì nữa, thái độ của những kẻ đó đối với chính mình chắc chắn sẽ có sự thay đổi, trong lòng rồi sẽ có cảm giác hụt hẫng. Trong khi đó, quay về quê hương, dù gì cũng là người từng làm quan to, vẫn sẽ nhận được sự kính nể của những người trong thôn quê.
Hơn nữa, quan niệm về gia tộc trong thời cổ đại vô cùng mạnh mẽ, sau khi sinh ra thì sẽ phải nhập tộc phổ để chứng minh người đó là một phần tử trong gia tộc. Sau khi chết, bài vị cũng phải đưa vào trong từ đường, tiếp nhận sự thờ cúng của con cháu đời sau. Và tất cả mọi hưng suy vinh nhục cả đời của người đó cũng sẽ liên quan tới danh dự của cả gia tộc. Ngoài ra, trong thời cổ đại có câu lá rụng về cội, cho dù bạn có đi xa đến mấy, cho dù bạn có giàu sang phú quý đến mấy thì sau cùng đều phải quay về quê hương của chính mình.
Sau khi chết đều phải chôn cất ở trong phần mộ của gia tộc mình và trong một đại gia tộc thường thì đều sẽ có một vị trưởng bối làm người lãnh đạo. Người đó phải là nhân vật đức cao vọng trọng, mọi chuyện trong gia tộc đều phải thông qua sự đồng ý của ông, họ không những có thể phân biệt thị phi đúng sai, hơn nữa còn có khả năng thuyết phục. Vì thế, rất nhiều quan viên sau khi từ quan về quê cũng sẽ đảm nhiệm vai trò nhân vật lãnh đạo này. Họ cũng có thể dẫn dắt gia tộc một cách tốt hơn.
Và còn một nguyên nhân khác nữa, đó chính là trong thời cổ đại, ruộng đất vô cùng quan trọng, ai có tiền thì đều sẽ mua ruộng đất đầu tiên. Các quan lại chắc chắn cũng sẽ như thế, họ mua ruộng đất đương nhiên sẽ không mua ở nơi mà mình không quen thuộc, trong khi ở chốn kinh thành, ruộng đất lại khá ít, vậy thì quê hương chính là sự lựa chọn tốt nhất. Sau khi mua ruộng đất, người thân ở quê cũng có thể trông nom và canh tác giúp họ. Thế nên, già rồi từ quan về quê nhà chính là sự lựa chọn đúng đắn nhất.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Danh tướng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng ở Tam Quốc: Gia Cát Lượng thua xa, xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này
Bộ lạc nữ duy nhất trên thế giới: Bắt cóc đàn ông mạnh để sinh con và đuổi họ đi khi mang bầu
Vén màn lý do Doãn Chí Bình làm nhục Tiểu Long Nữ nhưng lại không bị Dương Quá trả thù