Người cổ đại Trung Quốc bình thường ăn gì? Đừng để bị các bộ phim cổ trang đánh lừa, nếu bạn xuyên không về đó thì có lẽ không sống nổi 3 ngày!
Hoàng đế câm của nhà Đường: Làm thái tử 26 năm, khi bị liệt mới được lên ngôi, tại vị chỉ vỏn vẹn 8 tháng / Hậu nhân của Tần Thủy Hoàng còn tồn tại không? Người mang 4 họ này có thể là con cháu của vị Hoàng đế Trung Hoa đầu tiên
Từ xưa đến nay, mọi người mỗi ngày đều phải đối mặt với 4 vấn đề: cơm ăn, áo mặc, nơi ở và đi lại. Đặc biệt là đồ ăn, không ai là không cần ăn. Người Trung Quốc thời xưa có câu: “Dân dĩ thực vi thiên”, ý nói trong lòng người dân, ăn no là quan trọng nhất, nếu như không có cơm ăn thì những việc khác đều không thể làm được. Khoa học đã chứng minh, một người bình thường khi không ăn đồ ăn thì nhiều nhất chỉ có thể chịu đựng được 1 tuần, thậm chí là thời gian ngắn hơn.
(Ảnh minh họa)
Trong lịch sử Trung Quốc ghi chép, trước kia không phải là một ngày ba bữa như bây giờ, mà là một ngày 2 bữa, một mặt là vì sức sản xuất thấp, kinh tế lạc hậu, điều kiện vật chất đương nhiên sẽ không dư giả, mặt khác người cổ đại thường ngủ khá sớm, đi làm lúc mặt trời mọc, nghỉ ngơi lúc mặt trời lặn, không hề có cuộc sống về đêm phong phú như ngày nay, mặt trời hễ lặn thì sẽ là lúc đi ngủ. Vào thời Tống của Trung Quốc, điều kiện kinh tế dần được nâng cao, cuộc sống của người dân cũng dần dần giàu có hơn, từ đó mới hình thành thói quen một ngày 3 bữa.
Văn hóa ẩm thực Trung Quốc được phân chia thành 8 hệ ẩm thực theo từng vùng miền của Trung Quốc. Ví dụ như ẩm thực An Huy, ẩm thực Tứ Xuyên, ẩm thực Hồ Nam, ẩm thực Quảng Đông,… mỗi một hệ ẩm thực đều có đặc sắc riêng về mùi vị và nguyên liệu, chế biến. Điều ít ai biết rằng, những hệ ẩm thực này lại được hình thành cách đây không lâu, cùng lắm cũng chỉ khoảng vài trăm năm, vì có một số món ăn và nguyên liệu đều được du nhập từ nước ngoài vào Trung Quốc như ớt, cà chua, khoai tây,... Không ít người sẽ cảm thấy thắc mắc rằng vậy người cổ đại Trung Quốc xưa kia ăn gì?
(Ảnh minh họa)
Những ai thích xem phim cổ trang có lẽ sẽ cho rằng người cổ đại thích ăn thịt bò. Những ai yêu thích “Thủy hử” có lẽ cũng có chút ấn tượng rằng các nhân vật trong phim đều rất hay tới quán ăn và bảo tiểu nhị mang vài cân thịt bò lên, sau đó sẽ là vài vò rượu ngon, ngồi nhâm nhi với nhau. Nhưng liệu thịt bò có phải là món ăn phổ biến trong thời cổ đại không? Đừng để những bộ phim đánh lừa, nếu bạn xuyên không về thời cổ đại thì có lẽ sẽ không chịu nổi 3 ngày. Tại sao lại nói như vậy?
Khổng Tử từng nói: “Thực bất yếm tinh, khoái bất yếm tế”, có nghĩa là lương thực càng tinh tế càng tốt, thịt càng thái mỏng càng mềm càng ngon, cũng nôm na như việc người hiện đại nói ăn chậm nhai kỹ có lợi cho tiêu hóa. Có lẽ sẽ có người cho rằng, gia đình bình thường thời cổ đại cũng có thể thường xuyên ăn thịt, Khổng Tử chẳng nói như vậy còn gì. Thực ra không phải như vậy, Khổng Tử chẳng phải người bình thường, ít nhất là điều kiện sống của ông tương đối tốt, không cần phải lo lắng cơm ăn áo mặc, hơn nữa cũng được ăn ngon.
(Ảnh minh họa)
Nhưng người dân bình thường thì lại khác, họ không thể so sánh được với Khổng Tử. Nếu được năm mưa thuận gió hòa, miễn cưỡng không phải chịu đói, thỉnh thoảng mua chút đồ thịt thà cải thiện bữa ăn gia đình. Nhưng nếu như gặp phải thiên tai bão lũ, vậy thì lại càng thê thảm hơn, có khi cả năm trời cũng chẳng được miếng thịt mà ăn. Quan trọng hơn là cho dù điều kiện gia đình kha khá thì cũng không thể ăn thịt tùy tiện được, nếu không thì hậu quả tự chịu. Vì triều đình quy định mọi mặt rất nghiêm ngặt, không phải cứ muốn làm gì thì làm, kể cả mặt lương thực cũng vậy.
Trong cuốn “Quốc ngữ - Sở ngữ hạ” của Trung Quốc có viết: “Thiên tử thời cổ đại có thể làm gì thì làm, không bị hạn chế về mặt lương thực, ăn uống, thịt bò, thịt dê, thịt lợn đều có thể ăn thoải mái. Chỉ cần thiên tử vui thì làm một bàn ăn thịnh soạn, xa hoa là điều rất bình thường”.
(Ảnh minh họa)
Những chư hầu thấp hơn thiên tử một bậc, họ có thể ăn thịt bò, còn những đại quan trong triều đình thì lại thấp hơn chư hầu một chút, chỉ vào dịp lễ tết mới thỉnh thoảng được ăn thịt dê. Những quan sứ bình thường thì không được ăn thịt bò, cũng không được ăn thịt dê, chỉ được phép ăn một chút thịt lợn. Những quan viên cấp thấp còn chẳng được ăn thịt lợn, nếu muốn cải thiện cuộc sống thì chỉ có thể mua con cá về nấu. Còn người dân bình thường thì càng không phải nói, chỉ có thể ăn chút rau cải và rau dại, những thứ khác như thịt thì tốt nhất đừng có nghĩ làm gì vô ích.
Từ đó có thể thấy, thời cổ đại phân chia giai cấp nặng nề, là người dân bình thường, có tiền cũng không thể tiêu thoải mái, nếu muốn ăn thịt bò thì chỉ có thể nằm mơ giữa ban ngày. Thời cổ đại không có công cụ canh tác tiên tiến, thế nên trâu bò có vai trò vô cùng quan trọng trong nông nghiệp, vì chẳng có lực lao động nào khác có thể thay thế, thế nên nó trở thành công cụ lao động quý báu, cày ruộng đương nhiên không thể không có trâu.
(Ảnh minh họa)
Chính vì thế, thời cổ đại có luật chuyên bảo vệ trâu bò, luật pháp quy định: “Chư hầu không có lý do chính đáng thì không được mổ trâu”. Thân làm chư hầu vương hiển hách cũng không được tùy tiện giết trâu mổ bò chứ đừng có nói là người dân bình thường. Thế nên trâu thời đó chẳng khác nào động vật cần được bảo tồn trong sách đỏ. Ngoài ra, còn có quy định “dân đen bình thường không có lý do chính đáng như vào dịp lễ tết, cúng bái, tế lễ thì không được ăn sơn hào hải vị, nếu không sẽ phạm tội tày trời”. Thế nên, chi tiết miêu tả ăn thịt bò uống rượu ngon như trong “Thủy hử” hoàn toàn là hư cấu.
Ví dụ như xuyên không vào thời Minh – Thanh, chủng loại thực phẩm cũng được coi là phong phú, ít nhất là rau cũng có nhiều loại hơn. Tuy nhiên, nếu như bạn xuyên không vào thời Tam Quốc thì những loại rau phổ biến trong thời nay cũng chẳng có, chỉ có thể lấp đầy bụng bằng những loại rau dại. Vì thế, đừng ngưỡng mộ cuộc sống thời xưa của người cổ đại, điều kiện vật chất của họ không thể bằng chúng ta ngày nay, nếu đói có thể gọi đồ giao tận nơi, ăn thịt thoải mái. Thế nên hãy cố gắng trân quý những ngày tháng hiện tại mới là sự lựa chọn đúng đắn. Không gì quan trọng hơn miếng ăn!
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ngư dân bất ngờ vớt được khối gỗ ước tính hơn 3.455 tỷ đồng
Nhặt bừa viên đá chặn cửa nhiều thập kỷ, cụ bà đến khi mất cũng không biết mình từng sở hữu báu vật
Chỉ 4 cao thủ có thể đánh bại Cưu Ma Trí trong Thiên Long Bát Bộ: Ba trong đó là sư huynh đệ
Cận cảnh khu mộ 50 tỷ đồng của vợ cũ vị đại gia nổi tiếng nhất Bình Dương
CLIP: Quạ đen phản đòn xuất sắc, hạ gục chim ưng để thoát hiểm
Khi Gia Cát Lượng qua đời, cả Thục Hán đau buồn để tang, duy chỉ duy nhất 1 kẻ ăn mừng, thân thế mới gây bất ngờ