Các tướng lĩnh thời Tam Quốc đều thích để râu không chỉ để đẹp còn có một lý do quan trọng hơn
Hai họ kỳ lạ nhất lịch sử Trung Quốc: Đôi bên không được liên hôn, tổ tiên là người ai cũng biết thời Tam quốc / Đệ nhất háo sắc thời Tam Quốc: Vượt mặt cả Tào Tháo, 75 tuổi vẫn sung mãn
Tam Quốc giai đoạn 220–280, là một thời kỳ phân liệt trong lịch sử Trung Quốc khi ba quốc gia Tào Ngụy, Thục Hán, và Đông Ngô cùng tồn tại.
Trong các bộ phim truyền hình cổ trang Trung Quốc lấy bối cảnh Tam Quốc, nếu để ý sẽ dễ nhận thấy người Đông Hán thường để râu. Theo nhiều ghi chép lịch sử thì Quan Vũ, Tào Tháo, Gia Cát Lượng,… đều có râu.
Đối với người xưa, râu và tóc không thể cạo hay cắt đi một cách ngẫu nhiên. Râu được coi là đặc điểm không thể thiếu của nam giới thời kỳ đó. Yêu cầu về râu không khắt khe vào thời nhà Tần và nhà Hán, nhưng đến cuối thời Đông Hán và thời Tam Quốc, đàn ông không có râu sẽ bị cười nhạo.
Theo Sohu, nhắc đến bộ râu của người xưa, mọi người có thể liên tưởng đến Quan Vũ - người được mệnh danh là nam tử có bộ râu đẹp nhất nhì thời Tam Quốc hay còn gọi là " mĩ nhiêm công". Thậm chí, Quan Vũ si mê bộ râu của mình tới mức ám ảnh. La Quán Trung từng miêu tả bộ râu của Quan Vũ dài đến hai thước, tính theo chiều dài ngày nay là 12m. Để bảo vệ bộ râu dài như vậy, ông thậm chí còn chế tạo một chiếc "túi đựng râu" đặc biệt.
Để râu không chỉ là sở thích cá nhân của Quan Vũ mà còn là sở thích của thời xa xưa. Theo các chuyên gia, việc để râu và tóc dài gần như là một tiêu chuẩn cứng nhắc của người xưa, ngoại trừ các nhà sư. Điều quan trọng nhất là việc để râu và tóc không chỉ biểu hiện sự kính trọng với đấng sinh thành mà còn là biểu tượng của địa vị.
Yêu cầu về râu không nghiêm ngặt vào thời nhà Tần và nhà Hán nên không có sự phân biệt đối xử. Chẳng hạn như thời Tây Hán, Tư Mã Thiên đã mô tả mưu thần Trương Lương trong "Sử kí lưu hầu thế gia" là "trông giống như phụ nữ". Trong "Sử kí quyển ngũ lục trần thừa tương thế gia" miêu tả mỹ nam tử Trần Bình tuy là một trượng phu nhưng có dáng dấp rất đẹp, đôi tai đẹp như ngọc. Có thể thấy vào thời đó, Trương Lương và Trần Bình dù không để râu nhưng vẫn được ca tụng nhờ ngoại hình sáng sủa.
Tuy nhiên, "Sử ký" lại miêu tả về ngoại hình của hoàng đế nhà Hán Lưu Bang là: "Hoàng đế là người có gương mặt dài, bộ râu đẹp. Sách "Hậu hán thư quang vũ đế kỉ" mô tả về Lưu Tú là người "cao bảy thước ba tấc, râu đẹp, miệng rộng". Điều này cho thấy người Hán rất coi trọng bộ râu của người đàn ông, họ cho rằng bộ râu không chỉ đẹp mà còn trang nghiêm. Đến cuối thời Đông Hán và thời Tam Quốc, nếu đàn ông không có râu có thể trở thành một trò cười cho thiên hạ.
Trong cuốn "Tam quốc chí quyển tứ nhị thục chí chu quần truyền" có ghi lại sự kiện của Trương Dụ - một nhà tiên tri thiên văn của triều đại Đông Hán, có bộ râu rậm rạp và bị Lưu Bị chế giễu vì có nhiều râu. Trương Dụ không chịu thua kém và cười nhạo việc Lưu Bị không có râu, kết quả là Trương Dụ bị mất mạng. Ngoài ra, Tào Tháo còn bị ám ảnh bởi bộ râu, trong một lần muốn gặp sứ thần người Hung Nô, ông cho rằng bộ râu của mình chưa đủ đẹp, uy quyền nên đã nhờ người giúp đỡ, cắt tỉa. Trong Tam quốc chí cũng ghi lại rằng, khi con trai ông là Tào Trương thắng trận trở về, Tào Tháo đã vuốt râu khen ngợi con trai mình.
Hiểu một cách đơn giản, việc người xưa có được kính trọng hay không chủ yếu thể hiện ở hai khía cạnh, một là địa vị xã hội, hai là uy quyền trong gia đình. Chẳng hạn các quan lại thời xưa chú ý đến sự “uy nghiêm” ở bộ râu và độ dài của râu. Về cơ bản có thể xác định được cấp bậc quan chức của họ, bộ râu của các tướng lĩnh quân sự bắt buộc phải dày và khỏe, nên còn được gọi là “Râu hổ”, vốn tượng trưng một cách tự nhiên cho sự uy nghiêm, quyền lực.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Sự thật cặp vợ chồng mang gỗ lăng mộ đế vương về làm tủ, khiến 4 đứa con dính lời nguyền chết thảm
Việt Nam phát hiện loại gỗ quý hiếm bậc nhất thế giới, trị giá hơn 600 tỷ đồng, là gỗ gì?
Tôn Ngộ Không thành Phật mới hay có một nữ yêu khiến ngay cả Như Lai cũng phải kiêng dè, cung kính, nàng là ai?
Vị tướng mạnh nhất Tam Quốc không phải là Lữ Bố hay Triệu Vân mà là hắn
Trong 'Tây Du Ký', con quái vật duy nhất đã hơn một lần ăn thịt Đường Tăng, bạn có biết đó là ai không?