Khám phá

Cách người Mỹ ngụy trang cột thu phát sóng

Những trạm thu phát sóng di động, cột điện ở miền Tây nước Mỹ đem đến cảm giác thân thiện với môi trường.

Vì sao ‘chim ăn thịt’ F-22 phải xuất kích bảo vệ tàu ngầm Mỹ ngay ở cửa ngõ Hawaii? / Oanh tạc cơ tàng hình B-2 Mỹ được thiết kế dựa trên vũ khí thời Đức quốc xã?

Nhiếp ảnh gia Annette LeMay Burke đã đem đến cho độc giả một bộ sách ảnh đánh lừa thị giác về khung cảnh của miền Tây xứ cờ hoa. Các trạm thu phát sóng di động tại đây được "ngụy trang" thành những cây cọ, xương rồng khổng lồ.

Nhiếp ảnh gia Annette LeMay Burke đã đem đến cho độc giả một bộ sách ảnh đánh lừa thị giác về khung cảnh của miền Tây xứ cờ hoa. Các trạm thu phát sóng di động tại đây được "ngụy trang" thành những cây cọ, xương rồng khổng lồ.

"Ban đầu, những gì tôi thấy là bức ảnh phong cảnh đẹp. Tuy nhiên, có gì đó không đúng. Một số cây xương rồng khổng lồ, một cây thông mọc giữa sa mạc khô cằn... Khi nhìn kỹ một chút, tôi thấy chúng không phải cây thật", Ann M. Jastrab, Giám đốc Điều hành Trung tâm Nghệ thuật Nhiếp ảnh Carmel, California (Mỹ) nói.

"Ban đầu, những gì tôi thấy là bức ảnh phong cảnh đẹp. Tuy nhiên, có gì đó không đúng. Một số cây xương rồng khổng lồ, một cây thông mọc giữa sa mạc khô cằn... Khi nhìn kỹ một chút, tôi thấy chúng không phải cây thật", Ann M. Jastrab, Giám đốc Điều hành Trung tâm Nghệ thuật Nhiếp ảnh Carmel, California (Mỹ) nói.

Một cây xương rồng giả dùng để "ngụy trang" cột điện. Ảnh chụp tại Phoenix, bang Arizona.

Một cây xương rồng giả dùng để "ngụy trang" cột điện. Ảnh chụp tại Phoenix, bang Arizona.

Các cây di động này không chỉ xuất hiện ở miền Tây mà còn phổ biến ở nhiều nơi trên khắp nước Mỹ. Đây là giải pháp để ngăn chặn ô nhiễm thị giác do các công trình gây ra. Đường điện, dây cáp, cột phát sóng... mọc lên dày đặc khiến cảnh quan bị hủy hoại. Điều này buộc những bên cung cấp phải tính đến giải pháp thân thiện với môi trường, cảnh quan hơn.

Các cây di động này không chỉ xuất hiện ở miền Tây mà còn phổ biến ở nhiều nơi trên khắp nước Mỹ. Đây là giải pháp để ngăn chặn ô nhiễm thị giác do các công trình gây ra. Đường điện, dây cáp, cột phát sóng... mọc lên dày đặc khiến cảnh quan bị hủy hoại. Điều này buộc những bên cung cấp phải tính đến giải pháp thân thiện với môi trường, cảnh quan hơn.

Cột phát sóng có hình cây cọ ở La Mesa, California.

Cột phát sóng có hình cây cọ ở La Mesa, California.

Cách "ngụy trang" phụ thuộc vào khí hậu, địa hình... Những trạm hình cây cọ thường nằm ở vùng ấm hơn. Trong khi đó, hình ảnh cây thông được sử dụng ở vùng khí hậu lạnh hơn. Một số nơi dùng những hình ảnh lạ mắt khác. Trong ảnh, trạm thu phát sóng di động hình con bò rừng ở Colorado.

Cách "ngụy trang" phụ thuộc vào khí hậu, địa hình... Những trạm hình cây cọ thường nằm ở vùng ấm hơn. Trong khi đó, hình ảnh cây thông được sử dụng ở vùng khí hậu lạnh hơn. Một số nơi dùng những hình ảnh lạ mắt khác. Trong ảnh, trạm thu phát sóng di động hình con bò rừng ở Colorado.

 

Bên ngoài nhà thờ ở Mesa, Arizona, người ta sử dụng các trạm thu phát sóng di động hình cây thánh giá. Yếu tố thẩm mỹ luôn được các bên cung cấp dịch vụ ưu tiên khi lựa chọn hình ảnh.

Bên ngoài nhà thờ ở Mesa, Arizona, người ta sử dụng các trạm thu phát sóng di động hình cây thánh giá. Yếu tố thẩm mỹ luôn được các bên cung cấp dịch vụ ưu tiên khi lựa chọn hình ảnh.

Những hình ảnh "ngụy trang" tinh vi được Burke chụp lại. Theo nhiếp ảnh gia này, trạm thu phát sóng di động "ngụy trang" lần đầu xuất hiện tại Denver, Colorado vào năm 1992. Kể từ đó, chúng xuất hiện ở nhiều nơi hơn. Kinh phí cho những "lớp áo" cũng ngày một đắt, tùy thuộc vào độ chân thật trong thiết kế.

Những hình ảnh "ngụy trang" tinh vi được Burke chụp lại. Theo nhiếp ảnh gia này, trạm thu phát sóng di động "ngụy trang" lần đầu xuất hiện tại Denver, Colorado vào năm 1992. Kể từ đó, chúng xuất hiện ở nhiều nơi hơn. Kinh phí cho những "lớp áo" cũng ngày một đắt, tùy thuộc vào độ chân thật trong thiết kế.

Tuy giúp giảm thiểu ô nhiễm thị giác, những cái cây giả này gây ra vấn đề lớn hơn cho môi trường. Qua thời gian, các lá giả bằng nhựa của chúng rơi khắp đường, gây ảnh hưởng xấu cho hệ sinh thái. "Thứ được tạo ra để hạn chế ô nhiễm thị giác lại dẫn tới ô nhiễm nhựa. Trong tương lai, các cây giả này có lẽ sẽ bị xóa sổ khi những trạm 5G nhỏ hơn xuất hiện", Burke chia sẻ.

Tuy giúp giảm thiểu ô nhiễm thị giác, những cái cây giả này gây ra vấn đề lớn hơn cho môi trường. Qua thời gian, các lá giả bằng nhựa của chúng rơi khắp đường, gây ảnh hưởng xấu cho hệ sinh thái. "Thứ được tạo ra để hạn chế ô nhiễm thị giác lại dẫn tới ô nhiễm nhựa. Trong tương lai, các cây giả này có lẽ sẽ bị xóa sổ khi những trạm 5G nhỏ hơn xuất hiện", Burke chia sẻ.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm