Khám phá

Glyptodon: 'Lâu đài' di động ở Nam Mỹ

Glyptodon là một chi của các loài động vật có vú lớn, chúng được mệnh danh là lâu đài di động. xe bọc thép của họ Glyptodontinae, chúng sống trong thời đại Pleistocene sớm.

Hàng trăm chiếc răng hóa thạch hé lộ bất ngờ về loài khủng long hung ác / Hóa thạch 70 triệu năm tuổi của loài khủng long ăn thịt có móng vuốt gần 40 cm

Hàng trăm năm sau khi người Châu Âu khám phá ra lục địa Châu Mỹ, Nam Mỹ vẫn là vùng đất bí ẩn đối với người dân Cựu thế giới, đặc biệt là đối với các nhà sinh vật học và tự nhiên học. Thế nhưng những bộ xương hóa thạch khổng lồ từ Nam Mỹ đã cho thấy một khía cạnh khác của lục địa này, và người đầu tiên tiết lộ bí mật là nhà giải phẫu học kiêm nhà thơ nổi tiếng người Pháp Georges Cuvier (1769-1832). Thành tựu lớn nhất của Cuvier là xác định và đặt tên cho Megatherium, vào năm 1823, ông mô tả một nhóm hóa thạch từ Nam Mỹ và xác định rằng một số trong số đó thuộc về Megatherium.

Glyptodon: Lâu đài di động ở Nam Mỹ - Ảnh 1.

Megatherium là một chi lười đất với kích cỡ như voi sống cách đây 2 triệu đến 8.000 năm về trước. Chi có quan hệ họ hàng gần là Nothrotheriops, chủ yếu là các loài lười với kích cỡ như gấu. Chi Promegatherium với kích cỡ như tê giác được cho là tổ tiên của Megatherium.

Vào năm 1833, học giả E·D·Aliton đã đưa ra quan điểm của riêng mình, ông tin rằng những hóa thạch nhỏ của những "mảnh áo giáp" từ Nam Mỹ có lẽ thuộc về một loài động vật tương tự như armadillos. Mặc dù lý thuyết của Aliton gần giống với sự thật, nhưng vì vào thời điểm đó vẫn không có hóa thạch hoàn chỉnh nào được tìm thấy nên lý thuyết của ông đã không nhận được sự ủng hộ rộng rãi.

Glyptodon: Lâu đài di động ở Nam Mỹ - Ảnh 2.

Armadillo là bộ thú có mai, lúc mới sinh, chúng có bộ da mềm và dần trở nên cứng như một lớp áo giáp sau vài tuần. Nhưng loài thuộc bộ thú có mai thường dài khoảng 75 cm kể cả đuôi, loài lớn còn tồn tại ngày nay có thể dài 1 mét và nặng 30 kg.

Năm 1837, học giả Lund đã tìm ra "chủ nhân" của những mảnh hóa thạch "áo giáp" được tìm thấy ở Nam Mỹ, sau đó, nhiều học giả đã mô tả loài vật này, họ sử dụng các tên khác nhau, bao gồm: Hoplophorus, Chlamydotherium, Schistopleuron , nhưng không có cái nào trở thành tên khoa học chính thức.

Glyptodon: Lâu đài di động ở Nam Mỹ - Ảnh 3.

Qua hóa thạch hoàn chỉnh, cuối cùng chúng ta cũng nhìn thấy bộ mặt thật của Glyodon.

Mãi đến năm 1839, dựa trên những hóa thạch về xương và rằng của loài này, chúng mới được học giả nổi tiếng người Anh Richard Owen (1804 - 1892) đặt tên là Glyptodon, và cái tên này được chấp nhận là tên khoa học chính thức, được sử dụng rộng rãi cho tới tận ngày này.

 

Glyptodon: Lâu đài di động ở Nam Mỹ - Ảnh 4.

Hình ảnh phục hồi vẻ ngoài của Glyphtodon.

Glyptodon: Lâu đài di động ở Nam Mỹ - Ảnh 5.

So sánh kích thước cơ thể giữa Glyodon và con người.

Thông qua những nghiên cứu, giới cổ sinh vật học cho rằng Glyptodon là loài động vật có vú có ngoại hình kỳ lạ và chúng không giống với bất kỳ sinh vật kỳ lạ nào trong thế giới ngày nay. Glyphtodon rất lớn, với chiều dài từ đầu đến đuôi lên tới 3,3 mét, vỏ cao tới 1,5 mét và nặng tới 2 tấn.

Glyptodon: Lâu đài di động ở Nam Mỹ - Ảnh 6.

Hộp sọ của Glyodon rất cao và có xương hàm phát triển.

Loài động vật này có đầu rộng và cao, ngoài ra chúng còn có một chiếc mũi dài và mềm ở phía trước miệng. Hai hàng răng hàm trong miệng của Glyptodon được sử dụng để cắt và nhai thực vật. Từ cấu trúc của hộp sọ của Glyptodon có thể thấy hàm của nó được kết nối với các cơ lớn, điều này đồng nghĩa với việc chúng có lực cắn mạnh, loài động vật này còn sở hữu một đôi mắt nhỏ trên đỉnh đầu, nhưng vì chúng có sức mạnh phòng thủ hoàn hảo từ bộ giáp nên tầm nhìn của chúng cũng chỉ ở mức trung bình.

 

Glyptodon: Lâu đài di động ở Nam Mỹ - Ảnh 7.

Cái đuôi đặc biệt của Glyodon.

Cơ thể của Glyptodon được bao bọc trong một bộ giáp xương xẩu. Các chi của nó ngắn và cứng cáp, có móng vuốt ở chi trước và chi sau tương tự như móng guốc. Do đó Glyodon có một cơ thể rất nặng nề và không thể chạy, chúng chỉ có thể di chuyển chậm từng bước. Phía sau cơ thể của Glyodon là một chiếc đuôi rất ngắn, chiếc đuôi này giống như một quả thông thuôn dài, được cấu tạo bởi các vẩy và mấu gai.

Về ngoại hình, Glyphtodon rất kỳ lạ, và phần kỳ lạ nhất chính là lớp vỏ tròn của nó.

Glyptodon: Lâu đài di động ở Nam Mỹ - Ảnh 8.
Glyptodon: Lâu đài di động ở Nam Mỹ - Ảnh 9.

Vỏ của Glyodon được tạo thành từ nhiều mảnh áo giáp nhỏ.

Có thể nói, Glyptodon là bậc thầy phòng thủ trong thế giới hoang dã, chúng có hệ thống phòng thủ cực mạnh, ngoài hộp sọ dày và đuôi xương xẩu, thân của chúng còn được bao phủ bởi một lớp vỏ hình cầu. Cơ thể của Glyptodon được bao bọc hoàn toàn dưới lớp vỏ cứng này - được cấu tạo bởi 1.000 mảnh giáp xương dày 2,5 cm và nặng 400 kg, tương đương với 1/5 trọng lượng cơ thể của nó. Hình dạng của mỗi mảnh áo giáp trên vỏ của Glyptodon là hình lục giác, và những mảnh giápnày được ghép với nhau bởi các mắt xích như các mảnh của tranh ghép và không thể phá vỡ.

 

Glyptodon: Lâu đài di động ở Nam Mỹ - Ảnh 10.

Họ Glyptodon đã xuất hiện ở Nam Mỹ cách đây 20 triệu năm. Glyptodons là loài động vật ăn cỏ ngoan ngoãn và chậm chạp, chủ yếu sống gần sông và ăn các loại thực vật mọc ở đây.

Glyptodon: Lâu đài di động ở Nam Mỹ - Ảnh 11.

Thế nhưng sự xuất hiện của những cầu nối trên đất liền giữa Bắc và Nam Mỹ, đã khiến cho nhiều loài động vật di cư trên quy mô lớn giữa hai lục địa, các loài động vật ăn thịt của Bắc Mỹ đã càn quét các cộng đồng động vật nguyên thủy ở Nam Mỹ và gây ra sự tuyệt chủng của nhiều loài. Trong tác động lớn này, Glyptodon gần như không bị ảnh hưởng và đã sống sót thành công nhờ khả năng phòng thủ hoàn hảo của nó, và thậm chí chúng còn di cư ngược lại về phía bắc.

Glyptodon: Lâu đài di động ở Nam Mỹ - Ảnh 12.

2,5 triệu năm trước, Glyptodon tiến vào Bắc Mỹ qua Cầu đất Panama, hóa thạch của chúng xuất hiện ở Texas ngày nay và thậm chí xa hơn về phía bắc của Hoa Kỳ. Trên lục địa Châu Mỹ hoang dã một thời, loài Glyptodon sống sót cùng voi ma mút, hổ răng kiếm, gấu khổng lồ, lười trên cạn, sói dữ, báo hoa mai, báo sư tử và các loài động vật khác. Chúng sống sót mãnh liệt theo cách sinh tồn độc nhất vô nhị.

Là một loài động vật bản địa của Nam Mỹ, Glyptodons đã từng phải đối mặt với nhiều loại động vật mới và mới đến, nhưng cách đây 10.000 năm, sự xuất hiện của con người đã đánh dấu một thảm họa xảy ra với loài này. Trong mắt các loài động vật khác, Glyptodon có thể là một lâu đài di động không thể phá hủy, nhưng trong mắt con người, Glyptodon chỉ là một loại thức ăn khác.

Glyptodon: Lâu đài di động ở Nam Mỹ - Ảnh 13.

Sở hữu trí tuệ nhanh nhạy mà thiên nhiên đã ban tặng, con người đã sử dụng giáo để tấn công đầu của Glyptodon hoặc lùa nó vào lớp bùn để chúng không thể di chuyển và cố gắng lật ngược nó. Ngoài thịt, vỏ của Glyptodon cũng trở thành một thứ hữu ích trong mắt con người, con người sẽ dùng vỏ của nó làm lá chắn hoặc thậm chí để xây nhà.

 

Dưới sự săn lùng của con người, những con Glyptodon cuối cùng đã tuyệt chủng cách đây 4.000 năm (quan điểm trước đây cho rằng cách đây 10.000 năm, nhưng những di tích khảo cổ mới đã được tìm thấy ở Argentina chứng minh rằng loài Glyptodon mới chỉ tuyệt chủng cách đây 4.000 năm). So với những loài động vật khổng lồ Nam Mỹ khác đã biến mất, có thể coi Glyptodon có tuổi thọ khá cao.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm