Cách người Việt đánh tan đạo quân hùng mạnh của Tần Thủy Hoàng
Tần Thủy Hoàng - Tấn bi kịch từ giấc mộng hão huyền trong lịch sử / Vì sao tượng vua Jayavarman VII không có hai cánh tay?(II)
Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Tần vào cuối thế kỷ thứ III TCN là cuộc chiến bảo vệ lãnh thổ có quy mô đầu tiên của người Việt. Dù phải đối đầu với đội quân xâm lược hùng mạnh bậc nhất thế giới lúc bấy giờ, nhờ vào chiến thuật quân sự độc đáo, phù hợp, tổ tiên ta đã đánh bại hoàn toàn đội quân đông đảo của nhà Tần do tướng Đồ Thư chỉ huy.
Sau khi thống nhất được Trung Quốc vào năm 221 TCN để lên ngôi Hoàng đế, Tần Thủy Hoàng một mặt củng cố chính quyền phong kiến bên trong, mặt khác liên tục phát động các cuộc chiến tranh xâm lược mở rộng lãnh thổ ra bên ngoài.
Theo sách Hoài Nam tử của nhà Hán, để xâm chiếm đất đai của người Việt cổ, sát nhập vào Trung Quốc, Tần Thủy Hoàng đã cử tướng Đồ Thư mang quân, chia làm 5 đạo kéo xuống phía Nam xâm chiếm nước ta. Số quân này, theo sử sách của Trung Quốc và Việt Nam, ghi là 500.000 người.
Vào thời điểm đó, sau hàng thế kỷ liên tục nội chiến ở trong nước, tư duy quân sự ở Trung Quốc đã rất phát triển. Thợ rèn của nhà Tần có thể tạo ra những thanh kiếm, vật dụng bằng sắt đạt trình độ cao. Tiềm lực của họ có thể huy động cả hàng trăm nghìn quân cho một chiến dịch quân sự.
Chân dung Tần Thủy Hoàng - vị hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc. |
Nhiều loại vũ khí chiến tranh liên tục được phát minh, nâng cấp, tiêu biểu như thang mây dùng để phá thành, các loại cung nỏ, binh khí tiếp tục được cải tiến, phát huy được hiệu quả cao hơn. Các học thuyết quân sự được hình thành, nhiều bộ binh pháp của Tô Vũ, Ngô Khởi, Ngô Tử ra đời. Theo nhiều nhà sử học, nghệ thuật quân sự của người Hán đã đạt đến trình độ đỉnh cao trên thế giới lúc bấy giờ.
Trong khi đó, người Việt vẫn đang trong thời kỳ bộ lạc, trình độ phát triển còn rất hạn chế, đồ dùng chủ yếu vẫn bằng đồng. Trải qua một số cuộc chiến tranh, nhưng chủ yếu chỉ ở quy mô nhỏ. Tiềm lực quân sự, khả năng tổ chức chiến trận chưa thể cùng lúc huy động được hàng trăm nghìn người.
Các tư liệu lịch sử thời kỳ này cho thấy tương quan lực lượng giữa người Việt với đội quân đội quân xâm lược của Tần Thủy Hoàng rất lớn, nhưng người Việt vẫn giành được chiến thắng nhờ vào chiến thuật quân sự đúng đắn với chiến tranh “du kích”, “lấy ít địch nhiều” trường kỳ kháng chiến.
Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, trước thế mạnh ban đầu của quân Tần, “người Việt đều vào rừng, ở với cầm thú, không ai chịu để cho quân Tần bắt”. Đó không phải là cuộc chạy trốn vì khiếp sợ, thất bại, đó là cách đánh giặc.
Người Việt rút vào rừng là để tránh thế mạnh lúc đầu của quân Tần, không muốn đánh lớn, không tổ chức quyết chiến khi chưa có lợi. Theo sách Hoài Nam tử, sau khi vào rừng, “họ cùng nhau đặt người kiệt tuấn lên làm tướng để ban ngày lẫn trốn, đêm ra đánh quân Tần”.
Rõ ràng, đây là cuộc chiến kiên cường, thông minh và có tổ chức. Người Việt đã biết dựa vào cơ cấu xã hội các chạ - chiềng, các bộ lạc sẵn có của mình, biết tận dụng địa hình núi rừng để kiên trì cho cuộc kháng chiến lâu dài, đánh nhỏ, đánh ban đêm nhằm tiêu hao quân giặc, triệt nguồn cướp bóc lương thực của giặc.
Theo Sử ký của Tư Mã Thiên, cuộc kháng chiến mưu trí, bền bỉ của người Việt đã làm cho quân Tần “lương thực bị tuyệt và thiếu, đóng binh ở đất vô dụng, tiến không được, thoái cũng không xong”. Quân giặc càng ngày càng bị dồn vào tình trạng căng thẳng, nguy khốn đến như tuyệt vọng.
Các sử gia Trung Quốcphải thừa nhận suốt ba năm liền, quân Tần không được nghỉ ngơi “đàn ông mặc áo giáp, đàn bà phải chuyên chở, khổ không sống nổi. Người ta phải thắt cổ trên cây dọc đường. Người chết chồng nhau”.
Nhận thấy quân địch suy kiệt cả về tinh thần và sức lực, người Việt mới tập hợp lực lượng, dưới sự chỉ huy của những thủ lĩnh tài năng, tiêu biểu là Thục Phán, quân ta tổ chức đánh lớn tiêu diệt sinh lực địch, đập tan cuộc xâm lược của quân Tần, giết được tướng Đồ Thư khiến quân Tần như rắn mất đầu, từng bước ta rã.
Cũng theo sách Hoài Nam tử, những tổn thất của quân Tần rất to lớn. Sau khi Tần Thủy Hoàng qua đời, nhà Tần dưới sự trị vì của Tần Nhị Thế, buộc phải bãi binh vào năm 208 TCN. Cuộc kháng chiến chống Tần của người Việt giành thắng lợi rực rỡ.
Sau khi lãnh đạo nhân dân đánh bại được đội quân xâm lược của Tần Thủy Hoàng, Thục Phán An Dương Vương lên ngôi, đặt quốc hiệu là Âu Lạc, đóng đô ở Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội).
Âu Lạc của Thục Phán là quốc gia hùng mạnh, có thành cao, hào sâu, có “nỏ thần” bắn được cùng lúc nhiều mũi tên, khiến kẻ thù khiếp sợ.
Dưới thời An Dương Vương, người Việt tiếp tục đánh bại hoàn toàn quân xâm lược của Triệu Đà, cho đến khi An Dương Vương bị trúng kế của Trọng Thủy, phải nhảy xuống biển tự tử, đất nước ta bị đô hộ vào năm 179 TCN.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ngư dân bất ngờ vớt được khối gỗ ước tính hơn 3.455 tỷ đồng
Nhặt bừa viên đá chặn cửa nhiều thập kỷ, cụ bà đến khi mất cũng không biết mình từng sở hữu báu vật
Chỉ 4 cao thủ có thể đánh bại Cưu Ma Trí trong Thiên Long Bát Bộ: Ba trong đó là sư huynh đệ
CLIP: Quạ đen phản đòn xuất sắc, hạ gục chim ưng để thoát hiểm
Cận cảnh khu mộ 50 tỷ đồng của vợ cũ vị đại gia nổi tiếng nhất Bình Dương
Cao thủ có con mắt tinh tường nhất của Kim Dung: Cả đời nhận 4 đồ đệ, hai trong đó là đệ nhất thiên hạ