Cái kết bi thảm của đệ nhất mỹ nhân Sài Gòn xưa - Cô Ba Thiệu
'Kinh hãi' với những dụng cụ tra tấn thời Trung Cổ ở Nga (phần 3) / Bí ẩn vị phi tần sẵn sàng gian díu với người canh mộ vì không muốn tuẫn táng theo Chu Nguyên Chương
Vào năm 1865, tại Sài Gòn lần đầu tiên tổ chức hoa hậu có tên gọi Miss Sài Gòn. Không giới hạn trong phạm vi "Hòn ngọc Viễn Đông", cuộc thi còn cho phép những mỹ nhân từ các vùng phụ cận tham dự.
Cuối cùng, vương miện Hoa hậu thuộc về cô Ba Thiệu, còn được biết với tên "cô Ba xà bông", con thầy Thông Chánh, quê gốc Trà Vinh.
Vào thời đấy, nhiều người Pháp đã đề nghị cô chụp ảnh để đăng báo ở chính quốc. Họ rất muốn chụp cô trong trang phục áo tắm nhưng cô không đồng ý. Về sau chân dung cô được vẽ rồi in thành tem với số lượng phát hành lớn chưa từng có ở Đông Dương. Trong bối cảnh đó, cô là phụ nữ đầu tiên ở Việt Nam xuất hiện trên con tem.
Trong cuốn Sài Gòn năm xưa học giả Vương Hồng Sển cho rằng trong giới huê khôi mà ông được kể lại vào thời Pháp mới đến thì cô Ba Thiệu đẹp không ai bì.
Học giả viết: "Cô đẹp tự nhiên, không răng giả, không ngực cao su nhân tạo. Tóc dài chấm gót, bới ba vòng một ngọn, mướt mượt và thơm phức dầu dừa mới thắng. Đẹp không vì phấn giả tạo, đẹp đến nỗi nhà nước in hình vào con tem Bưu điện".
Tuy là một hoa hậu nhưng cuộc sống của cô Ba rất bình dị, mang đạm nét chân quê. Sau khi đoạt được vương miện, cô bỏ lại ánh hào quang phù phiếm, không bị ảnh hưởng bởi lối sống ngoại lai. Một thời gian sau, Ba Thiệu lấy chồng.
Cũng có nhiều mỹ nhân Sài Gòn
Sau Ba Thiệu, Sài Gòn cũng nổi lên nhiều mỹ nhân tiếng tăm như Ba Trà, Tư Nhị, Sáu Hương… họ là những cánh hồng làm si mê bao công tử, đại gia không chỉ Sài Gòn mà cả Nam Bộ xưa.
Hầu như các cô này được cho là ăn chơi phóng khoáng, cặp kè hết người này đến người khác, họ đều là những đại gia có tiếng. Những mĩ nhân này ăn mặc sang trọng, ngày rong chơi, đêm đi nhảy đầm, đánh bạc bằng tiền những người tình đại gia cung phụng. Nhiều người tán gia bạn sản vì theo các cô, trong đó nổi tiếng nhất là Hắc, Bạch công tử của miền Tây.
Thế nhưng với Ba Thiệu thì không, mà cuộc đời cô vẫn bi ai!
Do xuất thân từ một gia đình gia giáo nên cô được dạy dỗ từ tấm bé, biết giữ ý tứ, truyền thống và văn hóa bản địa. Nên những nếp sống ấy không phù hợp với cô.
Thế nhưng, cuộc đời hoa hậu đầu tiên của Sài Gòn không được yên bình như monh muốn. Mẹ cô dù lớn tuổi nhưng nhan sắc mặn mòi, bị tên biện lý người Pháp Jaboin ỷ thế làm càn, thường xuyên theo đuổi rồi đưa ra những lời tán tỉnh, trêu ghẹo. Thầy Thông Chánh, cha cô Ba, không chịu được cảnh đó nên một lần đã rút súng bắn chết Jaboin.
Trong Truyện thơ Thầy Thông Chánh do một tác giả khuyết danh ở Trà Vinh sáng tác rồi truyền miệng rộng rãi ở miền Tây, cha cô Ba Thiệu đã bắn tên biện lý vào ngày quốc khánh nước Pháp. Thầy Thông Chánh sau đó bị chính quyền Pháp xử tử. Cô Ba Thiệu bị bắt giam rồi tự tử chết.
Nhưng cuốn Hỏi đáp về Sài Gòn – TP HCM của nhiều tác giả xuất bản năm 2006 lại cho rằng, cô Ba mới là người cầm súng bắn chết tên biện lý Jaboin. Sau đó, cô bị Tòa đại hình Mỹ Tho kết án ngày 19/6/1893 rồi xử tử ngày 18/1/1894 tại Trà Vinh.
Kết cục, người đẹp một thời lừng lẫy của Sài Gòn xưa đã có một cái kết đau lòng, vô cùng buồn thảm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách